- Trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử, Lò lu Đại Hưng vẫn giữ được những phương thức sản xuất theo lối thủ công truyền thống, đó là cách nặn gốm bằng tay, chất đốt bằng củi, màu sắc cổ điển, nguyên vật liệu khai thác tại địa phương...

Đây cũng là nét văn hoá rất đặc biệt của nghề truyền thống ở Bình Dương.

{keywords}
 Lò lu Đại Hưng, hơn 150 tuổi, hiện do ông Bùi Văn Giang (Tám Giang) quản lý và là đời chủ thứ 5

Nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Lò lu Đại Hưng chuyên sản xuất các loại lu, khạp nổi tiếng từ hàng trăm năm nay. Sự tồn tại và phát triển của Lò lu đặc biệt này, một mặt giúp lưu giữ được nghề truyền thống của địa phương, mặt khác góp phần phát triển kinh tế trong vùng trong suốt hơn 150 năm qua.

Thế hệ sau tiếp nối đời trước, những người thợ vẫn cần mẫn, chăm chỉ gắn bó với những khuôn đất, nhào nặn nên những sản phẩm hữu ích cho đời. 

{keywords}
Người thợ già Hồ Văn Lớn (71 tuổi), với hơn 50 năm tuổi nghề

Ông Hồ Văn Lớn (71 tuổi), người thợ gốm già đã gắn bó với nghề hơn 50 năm tâm sự: “Cả nhà tôi, 7 người đều theo nghề gốm. Cả đời tôi sống với đất, làm ra sản phẩm cho đời cũng từ đất nên tôi nghiệm thấy đất chẳng phụ người bao giờ”. 

Mặc dù thu nhập không cao (khoảng 80.000đ/ngày) nhưng cuộc sống của những người thợ nơi đây cũng đủ ăn, đủ lo cho gia đình...

{keywords}
Đôi tay khéo léo của những người thợ gắn liền với đất như da với thịt

Cơ sở này từng nằm trong danh sách giải thể vì cho rằng gây ô nhiễm môi trường, nhưng rốt cuộc đã được tỉnh Bình Dương giữ lại để bảo tồn nghề truyền thống. Tháng 10/2006, lò lu Đại Hưng đã được UBND tỉnh Bình Dương xếp hạng di tích cấp tỉnh. 

Người có công giữ được lò lu Đại Hưng và bảo tồn, phát triển nghề là ông Bùi Văn Giang (Tám Giang), người chủ thứ 5, tới nay đã có 25 năm gắn bó, quản lý cơ sở gốm truyền thống này.

Hình ảnh lò gốm cổ nhất Bình Dương do VietNamNet ghi nhận: 

{keywords}
Cơ thể những người thợ hoà quyện vào mình vào đất như không thể tách rời
{keywords}
Những người thợ tập trung làm việc như những chú ong chăm chỉ
{keywords}
Phụ nữ tham gia sản xuất cùng gia đình nhưng với vai thợ phụ
{keywords}
Những đứa trẻ theo mẹ vào xưởng 
{keywords}
"Tre già măng mọc" - trẻ em được học nghề từ rất nhỏ 
{keywords}
Sản phẩm được nhào nặn từ bàn tay của người thợ trẻ... 
{keywords}
Vợ chồng sát cánh bên nhau, cùng làm việc rất ăn ý
{keywords}
Đốt lò bằng củi cũng là một nét đặc trưng của lò lu Đại Hưng
{keywords}
Người thợ gắn bó với lò hơn 20 năm
{keywords}
Những buổi chiều thư giãn của các bé bên những lu, khạp đang chờ ngày chuyển đi
{keywords}
Cửa lò cũng là nơi các cháu bé đùa vui. Nét tươi mới ở làng nghề vốn có truyền thống 150 năm ở Bình Dương.

Đinh Quang Tuấn