Trong cái nắng như đổ lửa nhưng hàng trăm nghìn người vẫn nô nức đổ về Lễ hội Đình Chèm – một trong những lễ hội lâu đời nhất ở Hà Nội để xem những nghi thức truyền thống độc đáo.

Theo lời kể của người dân làng Chèm (Phường Thụy Phương, Từ liêm, Hà Nội) thì Đình Chèm có niên đại cách đây khoảng 2000 năm. Đình thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng (Lý Thân hay Đức Thánh Chèm), một nhân vật huyền thoại sống vào thời An Dương Vương.

Đình không chỉ thâm nghiêm, cổ kính đẹp mà còn là chứng tích về một vị anh hùng tài đức có công dẹp giặc cứu nước.Tín ngưỡng thờ Ông Trọng được xem là một trong những tín ngưỡng cổ nhất tại Hà Nội.

{keywords}

Những chàng trai trong lễ mộc dục

Vì thế nhắc đến Hội Chèm trong dân gian vẫn có câu:

“Thứ nhất là hội Cổ Loa

Thứ nhì hội Gióng, thứ ba hội Chèm”

Hằng năm, hội Đình Chèm diễn ra trong ba ngày 14, 15, 16 tháng 5 Âm lịch để tri ân công đức của Ông Trọng. Lễ hội có nhiều nghi lễ đặc trưng như lễ rước nước trên sông Hồng, lễ rước văn, phát tấu, lễ yên vị, lễ mộc dục (tắm tượng thánh), lễ phóng sinh (thả chim câu)…

Lễ hội còn có nhiều trò chơi thú vụ như thi bơi, thi nấu chè kho, thi đấu tổ tôm điếm, đấu cờ người...để lại nhiều ấn tượng với du khách thập phương.

{keywords}

Hội Đình Chèm do cả ba làng đứng ra tổ chức để tri ân công đức của Ông Trọng

Ông Nguyễn Văn Tạc, Trưởng ban Khánh tiết Lễ hội Đình Chèm cho biết, hàng nghìn năm nay Đình Chèm là nơi thờ cúng tín ngưỡng của người dân ba làng gồm: làng Chèm (Thụy phương), Hoàng Xá, Liên Mạc. Theo truyền thuyết thì ba làng kết nghĩa anh em. 

Trong đó làng Chèm là anh cả. Lễ hội Đình Chèm là một trong những lễ hội tâm linh lớn thể hiện giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Năm nào lễ hội cũng thu hút rất đông người dân của 3 làng và cả du khách thập phương về tham dự. 

Tất cả đều thể hiện lòng thành kính trước Đức Thánh đã có nhiều công lao đem lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.

{keywords}

Ông Nguyễn Văn Tạc - Trưởng ban Khánh tiết, người có trên 20 năm tham gia chủ trì tổ chức lễ hội Đình Chèm.

“Thông qua Lễ hội chúng tôi cũng mong muốn các lớp trẻ hiểu hơn về lịch sử dân tộc, về những công lao, truyền thống của cha ông từ đó phải biết trân trọng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp đó”, ông Tạc chia sẻ.

{keywords}

Trong ngày 15.6 âm lịch diễn ra những nghi lễ chính như rước nước, tắm tượng thánh, phóng sinh…

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch UBND phường Thụy Phương cũng cho biết, từ hàng nghìn năm nay lễ hội Đình Chèm vẫn giữ gìn được nét đẹp truyền thống nhằm thờ Đức Ông Trọng - danh tướng- nhà ngoại giao đầu tiên ở Việt Nam đã có nhiều công lớn trong việc trị thủy, phát triển nông nghiệp. 

Đồng thời trong tâm khảm của người dân địa phương đây còn là ngày để tưởng niệm vong hồn của các chiến sỹ đã tử trận.

{keywords}

Ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch UBND Phường Thụy Phương.

“Chúng tôi đang cố gắng làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Với ý nghĩa và quy mô của Lễ hội, người dân cũng như chính quyền địa phương Thụy Phương rất hi vọng Lễ hội Đình Chèm sẽ được Nhà nước xem xét nâng cấp lên thành Lễ hội mang tầm quốc gia”, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Nam bày tỏ.

Những hình ảnh về lễ hội Đình Chèm:

{keywords}

Dù thời tiết nắng nóng nhưng vẫn có rất đông khách thập phương đến tham dự Lễ hội.

{keywords}

{keywords}

Những cụ bà trong nghi thức truyền thống

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Tế Pháp hội

{keywords}

Các nghi lễ diễn ra rất trang trọng

{keywords}

Một trong những nghi lễ quan trọng nhất của ngày chính hội là lễ mộc dục (tắm tượng thánh)

{keywords}

{keywords}

Đội quân phù giá (cấm vệ quân hầu Thánh) rước kiệu Đức Ông, Đức Bà đều là nam thanh niên khỏe mạnh.

{keywords}

{keywords}

Chõe nước dùng để tắm cho Đức Thánh.

{keywords}

{keywords}

Nghi lễ tắm tượng bắt đầu tiến hành vào khoảng 11h30 phút trưa.

{keywords}

{keywords}

Tại Hội Đình Chèm còn có nhiều trò chơi thú vị như thi đấu cờ người...

{keywords}

Sau nghi lễ tắm tượng là lễ phóng sinh

{keywords}

Lễ phóng sinh diễn ra vào đúng 12h trưa

(Theo Infonet)