“Nguyên nhân cơ bản dẫn đến gia tăng số vụ chống người thi hành công vụ trong thời gian vừa qua là do tình hình phạm pháp hình sự hiện nay, nhất là trong bộ phận thanh thiếu niên và một bộ phận đối tượng hình sự có biểu hiện coi thường pháp luật”, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, Giám đốc Công an Hà Nội trao đổi với VnMedia. VietNamNet trích đăng lại bài phỏng vấn này.

- Thưa Trung tướng, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội và cả nước liên tiếp xảy ra các vụ chống đối lại người thi hành công vụ, chủ yếu xảy ra với lực lượng công an. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?


Theo thống kê của Bộ Công an, 6 tháng đầu năm 2011 cả nước đã xảy ra khá nhiều vụ các đối tượng chống lại người thi hành công vụ, chủ yếu là lực lượng công an (cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, công an phường…)  gây nhức nhối dư luận và thương tích cho cán bộ công an.
 
Tôi cho rằng nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do tình hình phạm pháp hình sự hiện nay, nhất là trong bộ phận thanh thiếu niên và một bộ phận đối tượng hình sự có biểu hiện coi thường pháp luật. Đó là cái căn bản nhất dẫn đến việc gia tăng tình trạng chống người thi hành công vụ như thời gian vừa qua.
 
Thêm vào đó, hiện nay, việc xử lý hình sự của nước ta trong một số điều luật còn quá nhẹ, nhất là hành vi chống lại người thi hành công vụ.  Khi tòa án xét xử một số vụ chống lại công an, tôi có nghe một số anh em báo cáo lại, một số vụ chống lại cảnh sát giao thông và cơ động thường là xử án treo hoặc xử phạt rất nhẹ nên không có đủ sức giáo dục và răn đe tội phạm.
 
Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến việc gia tăng các vụ chống lại người thi hành công vụ trong thời gian vừa qua là do giáo dục của xã hội, cộng đồng và mỗi gia đình còn kém. Có những học sinh, sinh viên ra đường đáng lẽ phải đội mũ bảo hiểm nhưng không đội, vi phạm pháp luật, khi các lực lượng chức năng thổi còi thì phải dừng lại chấp hành pháp luật, thậm chí phải nộp phạt nhưng đã không nộp phạt mà rằng xé, chửi bới lực lượng công an.
 
Điển hình nhất như báo chí nêu vụ ở TPHCM, một xe máy đèo 3 người trong đó có một cô gái nhuộm tóc, túm và tát vào mặt CSGT. Tôi cho hành vi đó phải bắt giam và xử phạt thật nặng, phải xử cho đến mức người ta cảm thấy sợ pháp luật thì thôi nhưng tôi rất ngại việc tòa án các cấp xử rất nhẹ đối với hành vi chống lại người thi hành công vụ.

Bản thân những người chống đối lại lực lượng thi hành công vụ đa phần là thanh niên, sinh viên các trường đại học. Ở đây tất nhiên là tôi chỉ nói một bộ phận hư hỏng thôi nhưng ra đường họ sẵn sàng trêu tròng công an, sẵn sàng xé áo, giật mũ của cảnh sát… Đây là những hành vi hết sức coi thường.
 
Tôi cho rằng, hình ảnh CSGT phải nhảy lên nóc capo là những hình ảnh hết sức phản cảm. Khi CSGT ra hiệu lệnh, đây là hiệu lệnh của pháp luật, đáng lẽ phải chấp hành, thế nhưng anh cố tình dùng taxi đâm vào người ta nên bắt buộc CSGT phải nhảy lên nóc capo, bấu vào gạt nước.

Tôi cho rằng những hành vi này, ngoài việc trừng trị theo pháp luật thì ý thức giáo dục của gia đình cộng đồng và lên án của xã hội còn ở mức độ. Đây là những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng gia tăng số vụ chống người thi hành công vụ trong thời gian qua.
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh trao đổi với PV VnMedia

- Tuy nhiên, thưa Trung tướng, nhiều ý kiến cho rằng, chính cách cư xử không đẹp, thiếu tôn trọng của lực lượng cảnh sát, công an khi làm nhiệm vụ lâu ngày đã gây ức chế nên dẫn những việc không mong muốn như thời gian vừa qua. Ông nó sao về điều này?

Tất nhiên trong những vụ việc có thái độ cư xử của các cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động… Những việc anh em sai sót trong tác phong, trong ứng xử, gây nên vấn đề bức xúc cũng có. Nhưng khi chúng tôi phát hiện những sự việc như vậy, chúng tôi đã kiểm điểm và xử lý kỷ luật về ngành đối với những trường hợp mà tư thế, tác phong không đúng gây nên vấn đề bức xúc dẫn đến hành vi chống người thi hành công vụ.

Việc này chúng tôi có phân biệt chứ không phải tất cả vơ đũa cả nắm, đều là chống người thi hành công vụ. Có những vụ nếu lỗi do người thi hành công vụ gây nên thì việc đó không bị xử lý hình sự đối với người vi phạm mà ngược lại với cán bộ chiến sỹ trong ngành sẽ xử lý kỷ luật rất nghiêm.

Còn trong tất cả các vụ việc, với giáo dục chiến sỹ công an, chúng tôi cũng giáo dục chiến sỹ công an phải chấp hành hiệu lệnh, phải có tác phong thật tốt khi xử lý công việc và phải có các hành động, thái độ, lời nói không gây bức xúc cho người tham gia giao thông. Xử phạt là xử phạt, tư thế tác phong phải đúng mức, đúng hiệu lệnh, không gây những phản cảm, bức xúc để không có cớ cho người ta chống lại. Chúng tôi cũng rút kinh nghiệm và thường xuyên giáo dục như thế.

- Thưa Trung tướng, nhiều người khi bàn về các vụ CSGT bị hất lên nóc capo thường cho rằng, có nhiều vụ là do CSGT đứng sai vị trí. Ông nói sao về điều này?
 
Tôi cho rằng quy định của ngành công an, nhất là thông tư của Bộ đã có quy định rõ ràng về công tác kiểm tra, kiểm soát giao thông hết sức chặt chẽ. Trong quá trình làm nhiệm vụ đại bộ phận anh em chấp hành rất nghiêm túc. Cá biệt có một số vị trí đứng, tư thế, tác phong cũng cá biệt có trường hợp đứng chưa đúng vị trí. Thế nhưng không phải tất cả các vụ nhảy lên nóc capo là do vị trí sai mà là do hành vi cố tình của lái xe.
 
Tôi đã xem tất cả các vụ đó. Khi người ta nhảy lên nóc capo rồi nhưng lái xe không dừng mà còn điều khiển xe chạy, thậm chí 5 km, chạy vòng vèo hết đường phố này đường phố kia nhằm mục đích hất cảnh sát giao thông khỏi nắp xe, gây tai nạn cho người ta. Những hành vi đó là vi phạm pháp luật hết sức nghiêm trong chứ không phải vì việc người ta đứng sai vị trí hoặc việc này việc kia mà anh cố tình coi thường tính mạng của người thi hành công vụ.
 
Đương nhiên như tôi nói ở trên, những việc cán bộ, chiến sỹ đứng sai quy định, sai tư thế, tác phong đều bị xử lý kỷ luật, theo kỷ luật của ngành.
Trao đổi với VnMedia, Giám đốc Công an Hà Nội cho biết ông rất bức xúc về tình trạng chống người thi hành công vụ 
            
- Nhiều vụ chống đối lại lực lượng công an khi đang làm nhiệm vụ đã diễn ra nhưng chưa một vụ nào được đưa ra xét xử đúng mức để răn đe. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng chống người thi hành công vụ. Quan điểm của ông về việc này thế nào?
 
Tất cả các vụ chống lại người thi hành công vụ, theo chỉ đạo của Giám đốc Công an thành phố đều phải khởi tố và xử lý hình sự. Còn đương nhiên có phân biệt tình tiết giảm nhẹ. Những lỗi thuộc về người thi hành công vụ, những vụ như vậy người vi phạm sẽ chỉ bị xử lý hành chính. Còn nếu việc chống người thi hành công vụ do tội phạm gây ra thì phải xử lý hình sự, tức là phải khởi tố đưa ra tòa.
 
Tuy nhiên, hiện nay ngành tòa án và Viện kiểm sát xử lý chưa triệt để với hành vi này. Xử lý còn quá nhẹ so với hành vi chống người thi hành công vụ.

- Thưa Trung tướng, trước tình trạng gia tăng số vụ chống người thi hành công vụ, thời gian tới, Công an Hà Nội có biện pháp gì để hạn chế tình trạng trên?

Tôi đang chỉ đạo bằng mấy biện pháp, trong nội bộ phải giáo dục, chấn chỉnh cán bộ chiến sỹ về thái độ, tác phong, tư thế, điều lệnh. Khi tiếp xúc với nhân dân, người sai phạm thì phải có tính chuyên nghiệp trong vấn đề xử lý, vừa bảo vệ được tính mạng của mình, vừa thi hành được công vụ, vừa làm cho kỷ cương luật pháp được nghiêm.

Phần nội bộ chúng tôi đang chỉ đạo như vậy, nhất là yêu cầu cán bộ, chiến sỹ thực hiện nghiêm túc cuộc vận động của Bộ Công an về chấp hành nghiêm hiệu lệnh và làm đúng quy trình quy định về tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm.
 
Việc thứ 2 chúng tôi sẽ kiến nghị với các ngành pháp luật, trong đó có Viện kiểm sát, tòa án phải xử lý một cách hết sức nghiêm minh về pháp luật với hành vi chống lại người thi hành công vụ, gây thương tích, thậm chết người cho người thi hành công vụ.
 
Nhân đây tôi cũng đề nghị các ngành, các cấp và báo chí công luận lên tiếng, bảo vệ những người thi hành công vụ. Lên tiếng để tạo thành dư luận xã hội, lên án những người chống đối lực lượng thi hành công vụ.
 
Tôi hết sức bức xúc về những hành vi coi thường pháp luật chống người thi hành công vụ, ví dụ như vụ cô gái tát vào mặt CSGT ở TPHCM hay vụ ở Bình Dương người ta là hiệp sỹ tham gia với lực lượng công an luôn bị đe dọa, tấn công… những việc đó phải lên án và xử lý nghiêm minh.
Theo VnMedia

Thiếu nữ tát CSGT
Một cô gái giọng chanh chua vừa gào thét vừa giơ tay tát liên tiếp vào mặt cảnh sát giao thông.
 
Cô gái tát CSGT giữa đường rồi ăn vạ
Một cô gái giọng chanh chua vừa gào thét vừa giơ tay tát liên tiếp vào mặt cảnh sát giao thông.
 
Clip CSGT bị hất lên nắp capo
Công an phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã tạm giữ lái xe của hãng taxi Thành Công, chuyển hồ sơ lên công an quận Thanh Xuân.
 
Hà Nội: CSGT bị hất lên capo qua nhiều phố
Một Thiếu úy CSGT bị lái xe hãng taxi Thành Công hất lên nắp capo và đưa đi vòng qua các phố rồi bị hất văng xuống đất.
 
Hà Nội: 4 sinh viên tấn công cảnh sát
Sáng 15/7, Công an quận Đống Đa, Hà Nội cho biết đang tạm giữ 8 người để làm rõ hành vi chống người thi hành công vụ, trong số đó có 4 sinh viên.