1. Hồ Hoàn Kiếm từng có tên gọi khác là gì?

  • A. Hồ Lục Hàn
  • B. Hồ Tả Vọng
  • C. Hồ Hoàn Hà
Chính xác

Hồ Hoàn Kiếm là thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô. Xa xưa, hồ này có tên là hồ Lục Thủy, hồ Tả Vọng, sau đó được đổi tên theo truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm rùa thần sau cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân Minh, nên gọi là hồ Hoàn Kiếm/hồ Gươm. 

2. Hồ Hoàn Kiếm là dấu tích của sông nào?

  • A. Sông Nhị Hà
  • B. Sông Tô Lịch
  • C. Sông Nhuệ
Chính xác

Theo tư liệu của Cục Di sản văn hóa, Hồ Hoàn Kiếm là dấu tích của một khúc sông Nhị Hà xưa. Diện tích của hồ là 115.511 mét vuông. Phía Bắc giáp một phần đường phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Bạc; phía Đông giáp đường phố Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ; phía Nam giáp phố Hàng Khay, phường Tràng Tiền; phía Tây giáp phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống.
Các nhà nghiên cứu cho biết sông Nhị Hà chính là tên gọi khác của sông Hồng. Nhị Hà là do đọc chệch từ chữ Nhĩ Hà mà ra. Còn sở dĩ có tên Nhĩ Hà là bởi vì đoạn sông chảy qua Hà Nội uốn cong trông giống cái vành tai (tiếng Hán nhĩ là tai). Theo đó, khúc sông hình vành tai ôm lấy kinh thành này tạo thế phong thủy rất tốt cho Hà Nội.

3. Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo nào của hồ Hoàn Kiếm?

  • A. Đảo Kim Quy
  • B. Đảo Linh Đàm
  • C. Đảo Ngọc
Chính xác

Theo Sở du lịch Hà Nội, Đền Ngọc Sơn toạ lạc trên đảo Ngọc trong hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm), là di tích văn hoá tín ngưỡng tôn giáo và là nơi chứng kiến những buổi tập thuỷ chiến của quân đội Đại Việt. 

Đảo Ngọc từng là nơi chúa Trịnh Giang cho xây cung Khánh Thụy làm nơi yến ẩm, vui chơi ngày hè. Để làm đẹp thêm quang cảnh, chúa cho đắp hai gò núi Đào Tài và Ngọc Bội ở bên bờ phía đông.

Khi họ Trịnh suy vong, Lê Chiêu Thống được Nguyễn Huệ trao trả quyền hành, năm 1786 đã trả thù họ Trịnh bằng cách đốt trụi Phủ Chúa và cung Khánh Thụy. Đầu thế kỷ 19, một ngôi chùa dựng trên nền cung điện cũ ở đảo Ngọc nên gọi là Ngọc Sơn tự.

4. Cầu dẫn đến đền Ngọc Sơn tên gì?

  • A. Cầu Long Biên
  • B. Cầu Thăng Long
  • C. Cầu Thê Húc
Chính xác

Dẫn vào đền Ngọc Sơn là hệ thống cổng và một cây cầu có tên Thê Húc, nối đảo Ngọc với bờ Đông của hồ Hoàn Kiếm.

5. Cầu Thê Húc có nghĩa là gì?

  • A. Nơi đậu ánh nắng ban mai
  • B. Nơi neo đậu bình mình
  • C. Nơi treo trăng khuyết
Chính xác

Cầu Thê Húc mang ý nghĩa "Nơi đậu ánh nắng ban mai", theo Sở Du lịch Hà Nội. Ban đầu cầu được làm bởi những tấm ván gỗ đặt dọc theo mặt phẳng trên các hàng cột chôn dưới nước, không có tay vịn.

Qua những lần trùng tu, cầu cầu có dáng cong, dài 45m, rộng 2,6 m, các thanh bắc cầu bằng gỗ lim; cầu gồm 15 nhịp, mỗi nhịp dài 3m, chân đỡ hệ thống ván cầu làm bằng bê tông cắm sâu xuống lòng hồ, sơn đỏ hợp với cái tên "nơi đậu nắng ban mai", làm thêm cả hai hàng lan can cho việc đi lại được an toàn và tạo dáng cho cây cầu.

6. Đền Ngọc Sơn thờ ai?

  • A. Vua Lê
  • B. Thánh Trần Hưng Đạo
  • C. Chúa Trịnh
Chính xác

Theo website của UBND Hà Nội, đền Ngọc Sơn là nơi thờ thánh Trần Hưng Đạo và Quan Vũ Đế cùng hai vị võ tướng và đức Phật A Di Đà. Đền là một di tích lịch sử văn hóa của thủ đô còn giữ được nhiều bản khắc gỗ in sách quý, câu đối, hoành phi giá trị và hàng chục tấm bia đá nói về lịch sử xây Tháp Bút, Đài Nghiên, đình Trấn Ba, đền Ngọc Sơn. 

Trong đền cũng có nhiều bài thơ giáng bút của Trần Hưng Đạo, Văn Xương Đế Quân, Phù Hựu Đế Quân khuyên con người làm điều thiện, bỏ điều ác. 

7. Tháp Bút được xây trên núi nào?

  • A. Núi Ngũ Hành
  • B. Núi Độc Tôn
  • C. Núi Thiên Thanh
Chính xác

Theo tư liệu của Cục Di sản văn hóa, Tháp Bút nằm sau nghi môn, được dựng trên ngọn núi đá cao 4m (núi Độc Tôn) để tưởng niệm công ơn của các chiến sĩ tử vong. Tháp có mặt bằng kiến trúc hình vuông, gồm 5 tầng, chóp tháp có hình giống như ngọn bút lông, cao 90cm. Mặt Bắc của 3 tầng dưới ghi 3 chữ Hán “Tả thanh thiên” (Viết lên trời xanh).

8. Tháp Rùa ở hồ Hoàn Kiếm có tên gọi khác là gì?

  • A. Tháp Bút
  • B. Tháp Kim Quy
  • C. Tháp Quy Sơn
Chính xác

Tháp Rùa là một công trình kiến trúc nổi tiếng, được coi là dấu ấn đặc trưng ở hồ Hoàn Kiếm. Tháp có tên chữ là Quy Sơn, tức tháp Núi Rùa (vì là đảo đất tự nhiên, vào ngày hè rùa thường lên đây phơi nắng, đẻ trứng). Từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ 17-thế kỷ 18), chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò nhưng sang thời Nguyễn thì không còn dấu tích, theo Sở Du lịch Hà Nội.