Đạo diễn Lê Hoàng lại khiến chị em trầm trồ khi hướng dẫn cách phân loại đàn ông thông qua nỗi sợ ngày 8/3

"Vào cái hôm 8/3, đã số con trai đều trằn trọc, dằn vặt, lo lắng, toát mồ hôi một cách vô cớ, chả hiểu mình phạm tội gì và không phạm tội gì".

"Vào cái hôm 8/3, đã số con trai đều trằn trọc, dằn vặt, lo lắng, toát mồ hôi một cách vô cớ, chả hiểu mình phạm tội gì và không phạm tội gì".

Vốn là người đàn ông sâu sắc và có những góc nhìn tân tiến, hiện đại về những người phụ nữ, mỗi lần được dịp thể hiện quan điểm, đạo diễn Lê Hoàng luôn khiến chị em vỗ tay rần rần để rồi gật gù tâm đắc tự hỏi tại sao lại có một người đàn ông hiểu mình đến thế.

Vừa mới đây, nhân dịp cả thế giới cùng nhau bày tỏ sự yêu thương và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến với phụ nữ, vị đạo diễn tài năng này lại một lần nữa khiến chị em phì cười khi chia sẻ cách phân loại đàn ông thông qua việc họ sợ và không sợ 8/3. 

Đạo diễn Lê Hoàng lại khiến chị em trầm trồ khi hướng dẫn cách phân loại đàn ông thông qua nỗi sợ ngày 8/3-1

Đạo diễn Lê Hoàng.

"Một ngày dài hơn thế kỷ

Có nhiều cách để phân loại đàn ông. Hoặc theo địa vị, hoặc theo tiền bạc, hoặc theo sức khỏe. Cũng có vài nơi phân loại theo chiều cao và cân nặng. Nhưng phổ biến nhất là theo hai thái độ: Sợ và không sợ ngày 8/3.

Tại sao phải sợ?

Thống kê cho thấy trong ngày 8/3 không có đàn ông nào chết, cũng không có đàn ông nào bị thương. Tỷ lệ đàn ông tử vong vì tai nạn giao thông hay vì say rượu những ngày khác lớn hơn 8/3 đến cả chục lần.

Vậy nỗi sợ là do đâu? Mơ hồ. Đúng. Mơ hồ!

Đàn ông luôn luôn có một nỗi khiếp sợ phụ nữ sẵn từ trong máu. Có vẻ như được di truyền. Tuy chưa khi nào công khai, nỗi sợ ấy vẫn có thực, vẫn bay lượn, lơ lửng trên đầu các chàng trai.

Đi xe đẹp sợ phụ nữ không nhìn thấy. Đeo đồng hồ đắt tiền sợ phụ nữ không phát hiện ra. Hát hay sợ con gái không nghe được, đá bóng giỏi do đàn bà không chiêm ngưỡng, chỉ là những nỗi sợ thông thường.

Đạo diễn Lê Hoàng lại khiến chị em trầm trồ khi hướng dẫn cách phân loại đàn ông thông qua nỗi sợ ngày 8/3-2

(Ảnh minh họa)

Còn bao nhiêu những sự đặc biệt khác đàn ông chả dám tiết lộ: sợ con gái biết rằng mình yếu, mình nghèo, mình chả có tham vọng gì và mình nhạt như nước ốc. Đấy vẫn còn là sợ phổ biến. Đặc biệt hơn, nhiều anh sợ phụ nữ biết rằng mình sợ đàn ông khác hoặc tầm thường nữa là sợ vợ trẻ hơn mình.

Đàn ông ra đời và lớn lên với những nỗi sợ đeo lủng lẳng như vậy nhưng bi kịch nhất là phải làm ra vẻ nhẹ nhàng. Mỗi người do đó đều trở thành diễn viên, đóng kịch trong suốt cuộc sống.

Câu nói nổi tiếng của Sếchxpia trong kịch "Hamlet", "Sống hay không sống" thực ra là "Sợ hay không sợ".

Vào cái hôm 8/3, đã số con trai đều trằn trọc, dằn vặt, lo lắng, toát mồ hôi một cách vô cớ, chả hiểu mình phạm tội gì và không phạm tội gì.

Phụ nữ thực sự rất dã man khi duy trì trong ngày đó một bầu không khí có tính khủng bố. Nó khiến trai tráng, vẫn đi lại, vẫn cười nói, vẫn vui chơi nhưng thực sự thấp thỏm, thực sự có một niềm day dứt bồn chồn.

Chả phải đàn ông sợ hôm ấy phải lao động. Chả phải đàn ông lo hôm ấy phải phá sản. Càng không có chuyện trai trẻ ngày 8/3 bị đánh đập, bị bỏ đói hoặc bị bán vào các ổ tệ nạn.

Nhưng thật kỳ diệu là ngày 8/3 vẫn trôi qua cực kỳ khác lạ. Ngay từ sáng sớm đã cảm thấy mình phải làm một cái gì mà chả hiểu cái đấy từ đâu. Mình phải kính cẩn một cô mà chả biết cô ấy là cô nào và mình phải hy sinh vài thứ mà không chắc đó là thứ chi.

Nỗi sợ hãi cứ như con bướm, bay chập chờn quanh quẩn, có khả năng đậu vào đầu vào cổ ta bất kỳ lúc nào. Xua bướm đi thì ta có vẻ tầm thường, đập bướm chết ta có vẻ độc ác. Để mặc cho bướm bay ta có vẻ giống thằng hề.

Đạo diễn Lê Hoàng lại khiến chị em trầm trồ khi hướng dẫn cách phân loại đàn ông thông qua nỗi sợ ngày 8/3-3

(Ảnh minh họa)

Hãy quan sát kỹ các khuôn mặt đàn ông 8/3. Anh thì lấm lét mua hoa, mặt xanh như tàu lá. Anh thì âm thầm lau nhà, nước mắt chảy ngược vào trong. Anh thì dẫn vợ con hoặc người yêu đi tiệm ăn, lòng thấp thỏm sợ thiên hạ cười. Một bầu không khí căng thẳng, đầy đe dọa phủ khắp phố phường, nhưng tất cả đều chẳng ai thừa nhận, thậm chí còn cố gắng tỏ ra hớn hở.

Sợ hãi mà không dám nói ra, sợ hãi mà phải làm như hạnh phúc, sợ hãi mà mặt tươi rực rỡ, đó mới chính là sự sợ hãi tận cùng.

Còn những kẻ không sợ thì sao?

Những kẻ ấy đơn giản do chả còn gì để mất. Hoặc chúng đã bị đàn bà tước hết, hoặc chúng hiểu một cách cay đắng là không còn gì để tước của đàn bà. Đám trai không sợ 8/3 nhìn bề ngoài cứ như một lũ du thử du thực. Quần áo nhầu nát, mặt mũi nát nhầu, không địa vị, không tiền bạc và đa số không cả đẹp trai.

Đã thế, nếu như những kẻ sợ 8/3 đoàn kết với nhau, kính trọng nhau, dựa dẫm nương tựa lẫn nhau, cùng giúp nhau tiến bộ thì đám không sợ chả hề được như vậy. Đám này anh nọ khinh anh kia, bác này ghét bác khác, không còn một chút thân tình.

Do đấy, chả phải ngẫu nhiên mà phụ nữ trong ngày lịch sử 8/3 đa số coi đàn ông là đồ vô dụng. Đàn ông hôm ấy chả hề còn sức mạnh, chả hề đại diện cho lực lượng tiến bộ nào.

Tuy nhiên, vẫn còn một tia sáng ở dưới đường hầm.

Đạo diễn Lê Hoàng lại khiến chị em trầm trồ khi hướng dẫn cách phân loại đàn ông thông qua nỗi sợ ngày 8/3-4

(Ảnh minh họa)

Mặc dù đa số các phóng viên hôm nay là nữ, đa số các trưởng biên tập báo chí vẫn là đàn ông. Cho nến nếu bà con đọc báo trong những ngày này vẫn thấy những sự lừa dối trắng trợn, nhan nhản khắp nơi. Đó là đàn ông vui sướng, nô nức và hăng hái hấp tấp kỷ niệm ngày 8/3.

Đàn ông như thác lũ tràn về, đổ ra phố phường hớn hở với giờ phút thiêng liêng đó.

Tất cả chúng ta khi đọc các tin như vậy đều biết không phải sự thực. Nhưng tất cả chúng ta đều nhắm mắt làm ngơ. Tâm hồn ta, thể xác ta đã bị quỷ chiếm đoạt từ lâu rồi. Mà quỷ đây chính là các em gái chứ ai!".

Theo Helino


đàn ông

đạo diễn Lê Hoàng

Ngày 8/3


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.