Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, động thái của ông Putin có lẽ nên được hiểu như lời cảnh báo các nước khác không leo thang can thiệp vào chiến sự ở Ukraine, thay vì báo hiệu bất kỳ mong muốn sử dụng vũ khí hạt nhân nào.

{keywords}
 

Theo BBC, vũ khí hạt nhân đã tồn tại gần 80 năm qua và nhiều nước coi chúng như một biện pháp răn đe nhằm đảm bảo an ninh quốc gia của họ.

Số lượng vũ khí hạt nhân của Nga

Tất cả các số liệu về vũ khí hạt nhân chỉ là ước tính, nhưng theo Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ, Nga hiện có 5.977 đầu đạn hạt nhân, bao gồm khoảng 1.500 đầu đạn không còn biên chế sử dụng và chuẩn bị được tháo gỡ.

{keywords}
Nguồn: Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ - Đồ họa: BBC

Trong số khoảng 4.500 đầu đạn còn sử dụng được, hầu hết được coi là vũ khí hạt nhân chiến lược, ví dụ như tên lửa đạn đạo có thể nhắm bắn mục tiêu ở khoảng cách xa. Đây là những vũ khí thường gắn liền với chiến tranh hạt nhân.

Phần còn lại là vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ hơn, ít tính hủy diệt hơn, sử dụng trong mục đích nhắm bắn tầm ngắn trên chiến trường hoặc trên biển. Song, điều này không có nghĩa Nga đang sở hữu hàng nghìn vũ khí hạt nhân tầm xa sẵn sàng khai hỏa.

Các chuyên gia ước tính khoảng 1.500 đầu đạn của Nga đang được "triển khai", tức là chúng đang được lắp đặt tại các căn cứ tên lửa, trên máy bay ném bom hoặc ở các tàu ngầm trên biển.

Các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhiều thống kê cho biết, trên thế giới hiện chỉ có 9 quốc gia đang sở hữu vũ khí hạt nhân gồm Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Israel, Triều Tiên, Pakistan, Nga, Mỹ và Anh.

{keywords}
Nguồn: Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ - Đồ họa: BBC

Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ và Anh nằm trong số 191 quốc gia đã ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Theo hiệp ước, những nước này phải giảm kho dự trữ đầu đạn hạt nhân và về lý thuyết, cam kết loại bỏ chúng hoàn toàn. Họ thực tế đã giảm số đầu đạn hạt nhân tích trữ kể từ những thập niên 1970 - 1980.

Ấn Độ, Israel và Pakistan chưa bao giờ tham gia NPT, trong khi Triều Tiên đã từ bỏ hiệp ước vào năm 2003. Israel là quốc gia duy nhất trong số 9 nước kể trên chưa bao giờ chính thức công nhận chương trình hạt nhân của mình.

Bất chấp cáo buộc của Nga, Ukraine được đông đảo công nhận không sở hữu vũ khí hạt nhân và hiện không có bằng chứng nào ám chỉ Kiev cố gắng có được chúng.

Sức tàn phá của vũ khí hạt nhân

Các vũ khí hạt nhân được thiết kế để tạo ra khả năng phá hủy tối đa. Mức độ tàn phá phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, bao gồm kích thước của đầu đạn, độ cao phát nổ so với mặt đất và môi trường nhắm bắn.

Tuy nhiên, ngay cả một đầu đạn nhỏ nhất cũng có thể gây ra thiệt hại lớn về nhân mạng và để lại hậu quả lâu dài.

{keywords}
Nguồn: SGR/Fema - Đồ họa: BBC

Quả bom Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật trong Thế chiến thứ hai, giết chết 146.000 người, có sức công phá 15kt (tương đương 15.000 tấn thuốc nổ TNT). Các đầu đạn hiện nay có sức công phá lớn hơn gấp nhiều lần, lên tới 100kt.

Dự kiến sẽ chẳng mấy người còn sống sót trong vùng ảnh hưởng tức thì của một vụ nổ hạt nhân. Sau một tia chớp chói mắt, quả cầu lửa và sóng nổ khổng lồ có thể phá hủy các tòa nhà và công trình kiến trúc trong bán kính vài kilômét.

Ý nghĩa của lực lượng "răn đe hạt nhân"

Lập luận của các nước cho việc duy trì số lượng lớn vũ khí hạt nhân là đảm bảo có được khả năng tiêu diệt hoàn toàn kẻ thù cũng như ngăn chặn kẻ thù tấn công họ. Thuật ngữ nổi tiếng nhất cho điều này là "đảm bảo hủy diệt lẫn nhau" (MAD).

{keywords}
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars của Nga. Ảnh: TASS

Mặc dù đã có nhiều vụ thử hạt nhân cũng như sự gia tăng không ngừng về độ phức tạp kỹ thuật và sức công phá của chúng, nhưng vũ khí hạt nhân đã không được sử dụng trong một cuộc đối đầu vũ trang kể từ năm 1945.

Chính sách của Nga công nhận vũ khí hạt nhân chỉ là biện pháp răn đe và liệt kê 4 trường hợp sử dụng gồm: xảy ra các vụ phóng tên lửa đạn đạo tấn công lãnh thổ Nga hoặc đồng minh; Vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác được dùng để chống lại Nga hoặc đồng minh; Một cuộc tấn công vào các địa điểm trọng yếu của chính phủ hoặc quân đội Nga, đe dọa khả năng hạt nhân của Nga; Gây hấn chống Nga bằng vũ khí thông thường, đe dọa sự tồn tại của Nhà nước.

Nguy cơ xung đột hạt nhân

Giới quan sát đánh giá, khả năng xảy ra xung đột hạt nhân có thể tăng lên một chút nhưng vẫn ở mức thấp.

Tuy nhiên, ngay cả khi lời đe dọa của Tổng thống Nga Putin chỉ nhằm cảnh báo thay vì báo hiệu mong muốn sử dụng vũ khí hạt nhân, vẫn luôn tồn tại nguy cơ tính toán sai nếu một bên hiểu nhầm bên kia hoặc các biến cố xảy ra ngoài tầm kiểm soát.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace tiết lộ rằng, cho đến nay, nước này chưa thấy có thay đổi về tư thế của các vũ khí hạt nhân Nga. Các cơ quan tình báo phương Tây sẽ theo dõi sát nhất cử nhất động của chúng.

Tuấn Anh

>>> Cập nhật tình hình Nga - Ukraine hôm nay

Các đòn trừng phạt lớn ảnh hưởng đến Nga thế nào?

Các đòn trừng phạt lớn ảnh hưởng đến Nga thế nào?

Chưa đầy một tuần sau khi các "lệnh trừng phạt lớn" được công bố, giới quan sát bắt đầu chứng kiến những tác động đáng kể đối với kinh tế và đời sống của người Nga.

 

Nga-Ukraine: Vì đâu 2 nước anh em, những người đồng bào chĩa súng vào nhau?

Nga-Ukraine: Vì đâu 2 nước anh em, những người đồng bào chĩa súng vào nhau?

Nhiều người thắc mắc vì sao xảy ra cuộc chiến giữa Nga-Ukraine, vốn là 2 nước cộng hòa anh em cùng chung dưới mái nhà Liên Xô, và giữa những người mà ông Putin gọi là “đồng bào”.