Nhiều người không biết loại củ quen thuộc này sáng là nhân sâm, nhưng chiều là thạch tín…

Ông bà xưa đã truyền lại câu đúc kết này, nhưng không phải ai cũng đã hiểu rõ vì sao. cứ tưởng rằng gừng luôn tốt, vào bất kỳ lúc nào, với bất kỳ ai.

Ông bà xưa đã truyền lại câu đúc kết này, nhưng không phải ai cũng đã hiểu rõ vì sao. cứ tưởng rằng gừng luôn tốt, vào bất kỳ lúc nào, với bất kỳ ai.

Gừng là loại củ gia vị nổi tiếng cả về hương, vị lẫn dược tính, Trung y còn gọi gừng là “hoàn hồn thảo” có thể trị bá bệnh. Có lẽ chưa ai đếm cặn kẽ xem có đúng gừng trị được cả trăm loại bệnh hay không, nhưng chúng ta - dù là người sử dụng hay chuyên gia, bác sỹ, Trung y lẫn Tây y đều công nhận gừng có thể:

- Cải thiện các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng nhờ khả năng làm tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch dạ dày, tăng hấp thụ...

- Tăng tuần hoàn máu, có tác dụng làm ấm cơ thể nên được dùng kết hợp để điều trị khi cơ thể nhiễm lạnh, cảm lạnh;

- Chống viêm, giảm đau nhức;

- Giảm sự phát sinh sỏi mật;

- Giàu chất chống oxy hóa, có khả năng khống chế tế bào ung thư;

- Giảm cảm giác nôn nao, chóng mặt dù là do vấn đề tiêu hóa, say tàu xe, do nghén khi mang thai hoặc tác dụng phụ gây ra cho các bệnh nhân ung thư đang được điều trị;

Cách dùng tốt nhất là dùng trực tiếp gừng tươi rửa thật sạch, để cả vỏ rồi thái lát mỏng, ngậm lấy nước hoặc nhai nuốt cả bã; cũng có thể đập dập gừng hãm với trà để uống, ngâm gừng thái lát với giấm hoặc giã gừng đắp lên da, tùy trường hợp.

củ gừng
(Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, gừng thực tế không phải lúc nào cũng tốt, thậm chí có câu nói có lẽ bạn đã từng nghe qua, dù chưa hiểu lắm: “ăn gừng buổi sáng bổ như sâm, buổi tối độc như thạch tín”, người Trung Quốc còn có câu “đi ngủ củ cải, ngủ dậy ăn gừng”. Lý do được giải thích theo thuyết cân bằng âm dương của người Á Đông. Theo đó, gừng với tính ấm nóng có thể làm tăng tính dương trong cơ thể, là việc cần thiết vào buổi sáng, ban ngày. Còn buổi chiều tối là lúc cần tính âm vượt trội hơn để cả cơ thể lẫn trí não dịu lại, thư giãn và đi vào giấc ngủ; việc dùng gừng khi này gây cản trở việc đó, ngăn cơ thể thư giãn và tự phục hồi, thậm chí gây rối loạn cân bằng âm dương và hại cơ thể, hại tim, hại phổi. Tuy vậy cũng có trường hợp đặc biệt, chẳng hạn nếu vào buổi chiều tối nhưng cơ thể bị nhiễm lạnh, việc dùng gừng lại đem đến lợi nhiều hơn hại…

Ngoài ra, cũng nên lưu ý thêm một số trường hợp không nên dùng gừng là người có thể trạng nhiệt, hay ra mồ hôi, tay chân nóng, người bị đau họng, phân khô... phụ nữ mang thai chỉ nên dùng gừng trong giới hạn, người bình thường cũng không nên dùng quá nhiều.

Theo Trí thức trẻ

công dụng chữa bệnh

sức khỏe

ưng thư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.