Hủy diệt và phục sinh: Văn hoá từ chức (II)
-…Người dân thực sự ngạc nhiên và thất vọng...Họ đã và đang chờ đợi nhưng chưa thấy ai trong các nhà quản lý liên quan, cấp thấp, cấp cao, nhận lỗi nào về mình. Hình như ở ta chưa có thói quen...hay nói chữ nghĩa hơn, chưa có văn hóa nhận lỗi, và đặc biệt là văn hóa từ chức...
Dòng sông quê hương kêu cứu...
Hồi phục một dòng sông, như sông
Sông Thị Vải - "dòng sông chết". Nguồn ảnh: tuoitre.com.vn
Vì vậy, cần phải bác bỏ một luận điểm hết sức sai lầm: Đánh đổi sự suy thoái môi trường để lấy tốc độ phát triển kinh tế. Cụ thể hơn, lúc đầu ưu tiên phát triển nhanh kinh tế, thu tối đa lợi nhuận, gạt lại vấn đề môi trường; đợi đến lúc tích lũy nhiều tiền của sẽ khôi phục lại môi trường đã bị tàn phá. Thực tiễn đã chứng tỏ "luận điểm" đó chẳng qua là sự ngụy biện đầy tính dối trá và vụ lợi.
Bài học về sự ứng xử của con người đối với môi trường, giải quyết bài toán bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế bền vững là bài học kinh nghiệm xương máu không chỉ từ nước Anh, mà từ tất cả mọi quốc gia đã trải qua hàng trăm năm công nghiệp hóa, phát triển tư bản. Bài học đó vô cùng quý giá cho nhiều nước đang phát triển khác ở châu Á, châu Mỹ La tinh, châu Phi… hiện nay.
Việt
TIN LIÊN QUAN |
---|
Nhưng rồi tiếng kêu cứu đã và đang khẩn thiết lại cất lên từ chính các con sông rất đỗi hiền hoà, thân thương và gắn bó với con người Việt Nam. Từ con sông Cầu “của người quan họ” chảy qua sáu tỉnh Bắc bộ, từ sông Nhuệ, sông Đáy và sông Tô Lịch chảy trong trái tim vốn lãng mạn của người Tràng An – Hà Nội, đến sông Đồng Nai và Thị Vải chảy qua vùng đất trù phú của những con người miền Đông “gian lao mà anh dũng”.
Một năm trước đây thôi, chính Bộ Tài nguyên - Môi trường đã đưa ra những con số báo động đỏ (nguồn: Lao Động số 95 Ngày
Trên hệ thống các sông Nhuệ - Đáy – Tô Lịch, riêng t/p Hà Nội đã đổ 54% lượng nước thải sinh hoạt, cùng khoảng 10.000m3 nước thải của hơn 14.000 cơ sở y tế, của 4.113 xí nghiệp, 458 làng nghề...và hầu như đều không qua xử lý, hay chỉ làm qua loa, chiếu lệ. Không còn mấy ai dám bơi lội, dạo mát dọc bờ các con sông này.
Sông Nhuệ chỉ còn là mảng mầu đen kịt. Nguồn ảnh: tnmthanam.gov.vn
Và nghiêm trọng nhất là ở lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, ô nhiễm tới mức ở nhiều khúc sông các loài vi sinh vật ở đây không còn khả năng sống sót. Cả đoạn sông dài 12km từ nơi hợp lưu suối Cả - sông Thị Vải đến khu vực cảng Phú Mỹ bị ô nhiễm tới mức không còn loài cá tôm thuỷ sản nào tồn tại.
Và Thị Vải, tên gọi dân gian mộc mạc như con người Nam Bộ ấy bỗng trở thành một điểm nóng đang làm nhức nhối bao nhiêu người Việt
…Và lên tiếng
Ở kỷ nguyên này, thế kỷ 21 này, đối với các nhà doanh nghiệp đầu tư lẫn các cấp quản lý tài nguyên- môi trường, thì sự cố Thị Vải, cũng như những gì đang diễn ra với sông Cầu, sông Nhuệ v.v… không còn là bất ngờ, sửng sốt nữa....
Vì trong các lớp người kể trên, hẳn không ít người đã có dịp tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài, từng đứng tựa bên chiếc cầu London kỳ vĩ ngắm dòng sông Thames xanh trong chảy dưới chân mình, hoặc tựa mạn tàu nhìn dòng sông Sein trong trẻo giữa lòng thành phố Paris hoa lệ. Họ không phải không được trang bị những kiến thức tối thiểu về kỹ thuật, về kinh tế học, về quản lý đủ để xử lý mối quan hệ tương tác giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.
Không những thế, trong thời gian qua, không chỉ một vài năm mà từ hàng chục năm trước đây, nguy cơ về môi trường ở sông Thị Vải của Đồng Nai và ở nhiều “Thị Vải” ở các nơi khác cũng đã được cảnh báo rộng rãi. Từ số liệu điều tra của các cơ quan chuyên môn đến các bài báo và những bức thư thỉnh cầu, kêu cứu dồn dập của dân chúng. Nhưng vì sao những lá thư, những lời kêu cứu ấy rơi tõm vào sự im lặng đáng sợ?
Rõ ràng, tình trạng ngắc ngoải của môi trường sông Thị Vải ở Đồng Nai và bao nhiêu “Thị Vải” khác nữa trong cả nước ngày hôm nay, các nhà đầu tư, những ông chủ lớn nhỏ đều đã nhìn thấy ngay từ khi mới là dự án trên giấy. Và hẳn các nhà quản lý môi trường, quản lý dự án, ở các cấp khác nhau, cũng phải hình dung ra những gì sẽ xảy ra, và thực sự họ đã được cảnh báo nhiều lần. Với những “cái chết đã được báo trước” ấy, những người liên đới không thể viện lý do gì để biện hộ được cho trách nhiệm của mình. Vô cảm, dốt nát, hay vì gì gì nữa?.
Vì vậy, những lời xin lỗi, ăn năn muộn màng của những “ông chủ lớn” Vedan không thể thay cho món nợ mà họ phải trả cho tội ác và hậu quả nặng nề đã gây ra với cộng đồng người dân Việt. Trước lòng tham đến mù quáng và táng tận lương tâm, những hành động gian dối, sai phạm cố ý, có tính toán, có hệ thống …của họ đối với môi trường, mọi người Việt Nam đều phẫn nộ và không dễ dàng gì cho qua.
Và vì vậy, các nhà quản lý hẳn cũng không thể thoái thác trách nhiệm bằng cách đá quả bóng trách nhiệm loanh quanh, bằng những câu giải thích nhẹ nhàng, dễ dàng, như “bất ngờ với thủ đoạn của Vedan”, “do thiếu nhân lực để kiểm tra kiểm soát”, “vì luật pháp chưa đầy đủ”, hoặc kể lể ”đã năm lần bảy lượt kiểm tra hiện trường mà không phát hiện được” v.v…
Người dân thực sự ngạc nhiên và thất vọng vì những câu nói đó, thái độ đó. Họ đã và đang chờ đợi nhưng chưa thấy ai trong các nhà quản lý liên quan, cấp thấp cấp cao, nhận lỗi nào về mình. Hình như ở ta chưa có thói quen…, hay nói chữ nghĩa hơn, chưa có văn hóa nhận lỗi, và đặc biệt là văn hóa từ chức.
Với vụ Vedan và vụ sông Thị Vải...cái ung nhọt môi trường Việt
Mong ước được mãi trong lành như dòng sông Thames ở xứ sở sương mù xa xôi. Nguồn ảnh: vnphoto.net
Tất cả những dòng sông trên quê hương Việt Nam đang mong ước được mãi trong lành như dòng sông Thames ở xứ sở sương mù xa xôi. Cũng như mọi người dân Việt Nam mong ước và đòi hỏi đất nước mình sớm tiến kịp các nước phát triển và văn minh trên thế giới vậy.
-
Trần Minh
Ý kiến đóng góp và bài vở gửi cho Thư Thăng Long - Hà Nội xin liên hệ với địa chỉ:
kyduyen@vietnamnet.vn
PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ VỀ BÀI VIẾT:
Ho ten: Dân Nghệ
Dia chi: Nghệ An
Tieu de: Hãy mau cứu sông hồ đang ngắc ngoải!
Noi dung: Vâng !Thị Vải đã bị bức tử.Chúng ta nói gì ? Không chỉ một Thị Vải, sông Tô, sông Kim Ngưu,vv..và vv...đã và đang ngắc ngoải. Bài học sông
Ho ten: PhanHuy038
Dia chi: Nghệ An
Email: phanhuy038@...
Noi dung: Quản lý kém là điều không khó nhận thấy, nhưng quản lý kém như vậy không phải là do khách quan mà còn có nhiều lý do chủ quan nữa. Lãnh đạo chăm chăm "giữ ghế" và lỏng lẻo trong quản lý, kiểm tra, thanh tra, thì sông Thị Vải chết là tất yếu.
Ho ten: Tuấn Lợi
Dia chi: Hà Nội
Email: loithutu@...
Tieu de: Tôi yêu đất nước VN
Noi dung: Môi trường là lá phổi của nhân loại, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ lá phổi của chúng ta. Vậy chẳng lẽ những người có chức trách ở Việt
Ho ten: Thái Đình Khang
Email: khangthai@...
Tieu de: Dự án bảo vệ Môi trường và phát triển Giao thông thuỷ sông Thị Vải
Noi dung: Hơn 10 năm tôi đã nghiên cứu giải pháp cứu sống sông Thị Vải bằng cách sử dụng dòng chảy thuỷ triều khá lớn ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn. Đề cương Dự án “Bảo vệ Môi trường và Phát triển Giao thông thuỷ sông Thị Vải” đã đươc trình bày ờ • Viện Quy hoạch thuỷ lợi miền
Dia chi: Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Tieu de: Phải xử lý nghiêm
Noi dung: Chúng ta đã quá nhân đạo khi xử lý nhẹ tay đối với Vedan, như vậy sẽ không làm gương cho các doanh nghiệp khác. Rồi họ cũng sẽ vi phạm, họ cũng sẽ nộp phạt nếu bị phát hiện, và cứ như vậy cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ giết chết môi trường Việt Nam mà hậu quả của nó thì có thể dễ dàng nhìn thấy được. Phải xử lý nghiêm khắc vụ Vedan này. Đừng tiếc nguồn lợi từ thuế và việc làm cho người lao động mà làm mất chủ quyền quản lý của Nhà nước. Hãy xoá ngay cái nhọt khi nó mới hình thành, như vậy cơ thể quốc gia mới khoẻ mạnh được.
Ho ten: Lê
Dia chi: Thái Nguyên
Tieu de: Có ích gì ?
Noi dung: Tôi có cảm giác sắp tới sẽ phát hiện thêm hàng trăm cơ sở gây ô nhiễm mà chúng ta "đã biết từ lâu". Hình như lại đang bắt đầu một "phong trào" phát hiện các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, vạch ra rồi để đó. Phong trào này cũng giống phong trào chống tham nhũng mà thôi. Đầu voi đuôi chuột, chẳng có tác dụng gì.
Ho ten: Nguyễn Mạnh Cường
Dia chi: Hà Nội
Email: cuongtongiao1953@...
Noi dung: Cám ơn các bạn báo VietNamNet. Khi bàn tới sự "văn hoá từ chức" thiết nghĩ nếu ở Việt
Ho ten: Không nêu tên
Noi dung: Sao dư luận cứ mãi phải đặt câu hỏi: Tại sao không ai từ chức, tại sao không ai bị xử lý ? Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Cán bộ là công bộc của dân. Dân có quyền bầu ra họ, tại sao không có quyền bỏ phiếu phế truất họ khi họ không đại diện cho quyền lợi của dân, làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân ? Tôi nghĩ nhân dân nên lên tiếng mạnh mẽ đòi những người có trách nhiệm do mình cử ra phải chịu trách nhhiệm chứ không phải ai khác.
Ho ten: Dân Nghệ
Dia chi: Nghệ An
Noi dung: Người có văn hóa là người có trách nhiệm về hành động của mình. Vì nhất cử nhất động của mỗi người đều tác động đến đồng loại và môi trường. Vì thế, sinh thời Bác Hồ dạy: "Mình vì mọi người ,mọi người vì mình". Thấm nhuần tư tưởng đó, mọi người đều phải làm việc tốt. Tiếc thay, cái lối sống "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" đang hiện hữu và thịnh hành.