- Bài “Đà Nẵng: Cán bộ chậm lương vì DN nợ thuế” đã thu hút đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn dã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.

TIN BÀI KHÁC:


Công chức ở Đà Nẵng nhận lương trước?

Giọng ngạc nhiên của bạn Thang, email than2301@gmail.com: Đọc bài này thấy lạ quá. Lâu giờ thấy Đà Nẵng hoành tráng lắm mà?

Nguyễn Lương Bằng, email bangnl@gmail.com đặt câu hỏi: Tháng 11/2012 đã hết đâu mà trả lương?

Bạn Ninh Kieu, email ninhkieumobile@yahoo.com căn vặn: Mới ngày 15/11 mà đã tính là nợ lương tháng 11, nếu trả như vậy là trả trước chứ nợ nần gì?

Phụ họa của bạn Lưu Huỳnh, email luuhuynhbt@gmail.com: Mới 15/11 mà công chức Đà Nẵng đã đợi lãnh lương tháng 11 rồi, sướng thế!

Giọng Thiện Nhân, email Hausongtra@yahoo.com.vn ngậm ngùi: Mới ngày 15/11/2012 mà mấy công chức ở Đà Nẵng đã đòi nhận lương tháng 11/2012 rồi. Làm công chức ở Đà Nẵng sướng thật, được lãnh lương trước tháng rồi mới làm việc sau! Chúng tôi làm công ăn lương mà giờ đây lương tháng 09/2012 còn chưa được nhận nữa là!

Ảnh minh họa
Chia sẻ của email tranty0910@gmail.com: 15/11, chưa nhận lương tháng 11? Khủng khoảng kinh tế, công ty chúng tôi giữa tháng 12 mới được nhận lương tháng 11, có công ty chậm lương nhân viên 2, 3 tháng. Lương công nhân còn chưa có mà trả, nói gì đến nộp thuế đúng hạn.

Cảm xúc của Truong Minh Tien, email truongminhtiencrc@gmai.com từ góc độ khác: Chưa hết tháng 11 mà Chủ tịch lo lương cho cán bộ công chức thế. Ôi, thật cảm động rơi nước mắt!

Lê Minh, email minh5032001@yahoo.com liên hệ: Không phải mình Đà Nẵng nợ lương. Huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá chúng tôi cũng chưa có. Tháng trước lấy theo lương cũ, đợi truy lĩnh tháng này mà đến giờ đã có đâu?

Lê Thành Tâm, email thanhtam@gmail.com tính toán: 400 cán bộ hành chính nợ lương 7 tỉ. Quả thật cán bộ hành chính mức lương kinh khủng: 7. 000. 000. 000/400=17.500.000 đ một tháng. Trong khi doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động, nợ thuế hoặc không có khả năng nộp thuế.

Giọng sửng sốt của email nhoban_25@yahoo.com.vn: “Có 400 người mà quỹ lương 7 tỷ đồng, bình quân gần 20 triệu đồng/người/tháng, lương quá cao! Chậm lương có 5 ngày đã kêu. Lương của các công nhân thì chậm hàng tháng cũng không thấy ai nói gì. Đúng là không ai sướng bằng mấy ông bà công chức nhà nước”!

“Mới là ngày 15/11/2012 chưa có lương tháng 11/2012 mà đã kêu thấu trời. Mà lương cao lắm chứ có thấp đâu? Quỹ lương 7 tỷ đồng chia 400 người, trung bình hơn 17 triệu đ/người/1 tháng. Ôi công bộc sao lương cao quá, trong khi lương giáo viên 5 triệu, kỹ sư 7 triệu”, Anh Tinh, email antin@gmail.com so sánh. .

Không có các doanh nghiệp nộp thuế, công chức nhà nước…‘treo niêu’


Trần Trung, email trungctd@gmail.com nhìn nhận: Doanh nghiệp và người dân lao động là những lực lượng chủ yếu nộp thuế cho nhà nước để nuôi bộ máy quản lý và xây dựng, phát triển đất nước. Nhưng doanh nghiệp và người lao động lại bị ‘hành’ quá nhiều. Cần phải đẩy mạnh cải cách ‘hành chính công’ để minh bạch nguồn thu, chi hành chính. Đảm bảo quyền lợi chung và phát triển xã hội.

Tán đồng của Van Quynh, email vanquynhhn@yahoo.com: Chắc phải như thế này bộ máy quan chức mới hiểu hết vai trò quan trọng của doanh nghiệp đối với sự phát triển quốc gia. Hơn ai hết doanh nghiệp là người đã, đang nuôi sống những ‘công bộc của dân’, nào lương bổng, nhà cửa, xe cộ các ‘quan’ đi lại. Ôi, thật buồn khi mà doanh nghiệp, người dân có việc đến cửa ‘quan’, chỉ thiếu quỳ lạy các vị nữa!

Tran Hoang Chau, email chauth533@gmail.com nêu ý kiến: Công chức cần phải chia sẻ khó khăn của đất nước, của doanh nghiệp, là công bộc của dân phải biết hy sinh. Chưa lãnh lương tháng 11 mà lo lắng? Nếu tất cả các nhân viên doanh nghiệp mà lo lắng như thế thì ắt hẳn xã hội có sự hỗn loạn? Tôi đây chưa lãnh lương từ tháng 6 đến giờ làm trong doanh nghiệp nhóm A, nhà có 2 con nhỏ, vợ 3 tháng chưa có lương, ai hiểu và ai biết? Làm công chức thật sướng, lương từ thuế mà ra, thuế từ dân mà có, đến hẹn lại lên. Từ sự việc này mong rằng công chức nên bớt ‘hành’ dân với quan điểm là cán bộ.

Quang Hòa, email quanghoa02@yahoo.com phụ họa: Nay mới rõ là không có các doanh nghiệp nộp thuế, công chức nhà nước chỉ có cách ‘treo niêu’. Ấy vậy mà lẽ ra công cức nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh, thì họ lại thường tìm cách gây khó khăn, đe nẹt, thậm chí đòi doanh nghiệp hối lộ. Ngược đời thế đấy.

“Làm công chức nhà nước còn có ngân sách đảm bảo cho, làm ở các doanh nghiệp bên ngoài đã chậm lương thì cứ chậm hoài. Mặc dù chậm lương là vi phạm pháp luật, nhưng ở đây pháp luật chính là các cơ quan nhà nước không thúc ép doanh nghiệp để hỗ trợ cho người lao động bớt khổ. Thiết nghĩ các công bộc cũng nên trải nghiệm cảnh chậm lương, nợ bảo hiểm, thất nghiệp không lấy được trợ cấp… thì mới thấu hiểu nhiều người lao động bây giờ đang khổ như thế nào”, đó là ý kiến của Le Hoang, email hoangle@yahoo.com.

Ban Bạn đọc