Con sẽ phải chết như Khang phải không mẹ? Chết rồi con sẽ đi đâu? Mẹ có ở đó với con không?”, Phước Vinh nằm trên giường, ngập ngừng hỏi mẹ. Đã nhiều ngày nay, từ lúc biết bé Khang ra đi, chị Nga vẫn thường nghe con hỏi như vậy, lần nào, trái tim chị cũng như vỡ vụn.  

Phước Vinh sinh tháng 10/2008. Thuở nhỏ, trông con khỏe mạnh, rắn rỏi, vợ chồng chị Nga vui mừng, hy vọng sau này con trai lớn lên sẽ đỡ đần cho người chị gái yếu ớt. Thế nhưng, khi con lên 10 tuổi, sự việc đau lòng bất ngờ ập đến.

Hôm ấy tự nhiên chân tay con co quắp, thần trí không bình thường, vợ chồng tôi vô cùng hoảng loạn đưa con đi cấp cứu. Nghe bác sĩ nói con bị suy thận, tôi choáng váng. Tôi thầm nghĩ: Vậy là gia đình tôi hết hi vọng thật rồi”, chị Nga tâm sự.

{keywords}
Từ những lần gào khóc khi bác sĩ chọc cây kim vào mạch máu, đến nay, con chỉ nằm im cắn răng chờ đợi.

Trong gần 3 năm kể từ ngày phát bệnh, tần suất chạy thận nhân tạo của Vinh cứ tăng dần từ 1 lần, 2-3 lần rồi 4 lần/tuần. Mới đầu, cậu bé còn khóc thét khi bị bác sĩ luồn cây kim to vào mạch máu, đến giờ con đã quen thuộc với nỗi đau, chỉ biết nằm cắn răng, nhắm mắt chờ đợi.

Đứa trẻ phải dừng lại việc học từ lớp 5, chưa hiểu nhiều về thế giới xung quanh. Con không nhận ra mình đang dần trở nên yếu ớt. Bị mắc phải căn bệnh này, Vinh phải kiêng rất nhiều món yêu thích như sữa, trái cây, thịt… Đứa trẻ vẫn còn nhỏ, chưa hiểu chuyện, nên dù đã được dặn dò kỹ càng nhưng con chưa thể tự kìm chế bản thân.

Có lần, con trốn mẹ uống hết hộp sữa, sau đó phải đưa đi cấp cứu. Rồi nhiều khi con thấy mọi người ăn uống thoải mái mà con thèm đến chẳng thể rời mắt. Trông đến là tội nghiệp cô ạ”, chị Nga xót xa.

Nhà ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, không có tiền ở ở trọ, mỗi ngày lên Bệnh viện Nhi đồng 2 chạy thận, con phải dậy từ lúc trời còn nhá nhem. Đi xe đò, xe buýt hết 4 giờ mới tới nơi. Nhiều khi mệt mỏi, con tựa vào người mẹ ngủ gục.

{keywords}
Đứa trẻ rơi vào khủng hoảng sau khi 1 người bạn thân thiết của con qua đời vì bị suy thận mạn.

Người mẹ giải bày: “Vinh vốn chẳng hiểu gì về cái chết, cho đến khi một em bé mà con thường chơi chung ở bệnh viện mất. Con mới biết rằng sẽ không thể gặp lại nữa. Con bắt đầu lo sợ, hỏi mẹ đủ thứ. Lúc đầu, tôi không kìm nén được nên bật khóc. Về sau, tôi ráng giữ bình tĩnh để an ủi con”.

Căn bệnh của con nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ có thể ra đi bất cứ lúc nào, bản thân chị Nga cũng đang sống trong những ngày lo sợ. Vì trước đó, chồng và con gái chị cũng bị bệnh.

Năm 2004, con gái lớn của vợ chồng chị ra đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa. Nhưng chưa được bao lâu thì bác sĩ thông báo bé Tường Vy mắc bệnh tim bẩm sinh, phải mổ tim khi chỉ 10 tháng tuổi. Càng ác nghiệp hơn, con bẩm sinh chỉ có 1 trái thận. Đến nay, vợ chồng chị vừa mừng vừa lo khi thấy con gái vẫn bình an, dù không được khỏe mạnh như bạn bè cùng trang lứa.

Thế nhưng đến năm 2014, anh Mỹ bị suy thận. Gia đình chị không chỉ mất đi lao động chính, mà còn gánh thêm khoản nợ lớn, phải bán đất để trả. Còn chưa được bao lâu thì đến lượt bé Vinh, chị Nga phải theo con đi viện thường xuyên, chẳng còn ai đi làm kiếm tiền.

{keywords}
Ngày nào phải đi chạy thận, 2 mẹ con cũng dậy từ lúc trời còn tối để kịp bắt xe lên bệnh viện.

Hằng tháng, chi phí thuốc men, đi lại, mua đồ chạy thận cho anh Mỹ và bé Vinh hết khoảng 7-8 triệu đồng. Gia đình chị được địa phương hỗ trợ 940 nghìn đồng, còn lại đều phải cầm cố, vay mượn để chạy chữa. Thế nhưng số tiền nợ đến nay đã lên tới gần 200 triệu đồng. Chị Nga đã chẳng còn cách nào xoay sở.

Hết cách, cô bé Tường Vy phải ngừng học khi mới lên lớp 9, đi phụ cho quán cơm để kiếm tiền chữa bệnh cho cha và em. Số tiền lương ít ỏi 4,5 triệu đồng sau khi trừ tiền sinh hoạt, mướn phòng trọ chỉ còn lại 1 triệu đồng, con gửi hết cho mẹ nhưng chẳng thấm tháp là bao.

Giờ đây, tôi vừa lo cho bệnh tật của chồng và con trai, lại vừa lo cho sức khỏe của con gái. Không biết con bé sẽ trụ được đến lúc nào. Bản thân tôi chẳng thể bỏ mặc con trai để đi làm. Nhất là trong lúc tinh thần con suy sụp như thế này. Tôi không biết phải làm gì mới có tiền bây giờ, xin cứu chồng con tôi với”, người mẹ bất lực.

Khánh Hòa

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Trần Thị Nga hoặc anh Thái Thanh Mỹ; Địa chỉ: ấp Mỹ Hiệp, xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; Điện thoại: 0326849247.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.309 (bé Phước Vinh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.
Mẹ già kiệt quệ xin cứu con trai thoát cảnh mù lòa

Mẹ già kiệt quệ xin cứu con trai thoát cảnh mù lòa

Sau 4 tháng điều trị, sức khỏe của Sang đang dần phục hồi nhờ sự chăm sóc tỉ mỉ của người mẹ 60 tuổi. Tuy nhiên, cuộc sống của em vẫn chìm trong bóng tối, mà mẹ già đã chẳng còn tiền cho em chữa trị.