- Vợ chồng tôi đã ly hôn ngày 27/5/2015 vừa rồi theo quyết định của tòa án nhân dân huyện. Theo đó, tôi có quyền nuôi con và chồng tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, đến ngày 9/7/2015 chồng tôi đã gặp cháu, đưa cháu về nhà và nhất định không chịu trả lại con cho tôi nuôi. Tôi đã gửi đơn đến nhiều nơi như Tòa án, viện kiểm sát, công an, thi hành án… nhưng các cơ quan trên đều không nhận đơn của tôi. Vậy trường hợp của tôi phải nhờ đến cơ quan pháp luật nào? Hiện nay trường tiểu học đã chính thức dạy hai tuần mà con tôi chưa được về với tôi để được đi học. Con tôi là con gái chưa tròn 8 tuổi. Cha cháu là người bạo lực tình dục. Hơn nữa từ khi con được sinh ra thì cha cháu không cùng chung sống hay phụ cấp. Tôi 1 mình nuôi con cho tới khi cha cháu bắt đi. Xin hãy cứu giúp tôi để tôi và con được đoàn tụ.

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Mô tả

Nội dung bạn đọc trần thiện mỹ hỏi, Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:

Trường hợp của bạn có thể thực hiện quyền yêu cầu thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 7 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014: “Người được thi hành án có các quyền sau đây: Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;” 

Cụ thể trường hợp này, bạn có thể làm đơn yêu cầu thi hành án đến cơ quan thi hành án cấp huyện để yêu yều thực hiện thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 35 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

Điều 35. Thẩm quyền thi hành án

“1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây: Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;”

Sau thời hạn 10 tự nguyện thi hành án, nếu chồng bạn không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại khoản 1 điều 45 và khoản 1 điều 46 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014.

Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án

“1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.”

Điều 46. Cưỡng chế thi hành án

“1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.”

Như vậy, trong trường hợp này bạn nên làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án. Chấp hành viên sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương thuyết phục người chồng đã ly hôn của chị để tự nguyện giao con cho chị theo quyết định của Tòa án theo điều 120- Luật Thi Hành án Dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014. “Điều 120. Cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định.

1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án. 

2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.”

Lưu ý, đơn yêu cầu thi hành án phải đúng theo quy định của pháp luật. Nghị định 125/2013/NĐ-CP Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự:1. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:"Điều 4. Nhận đơn yêu cầu thi hành án

1. Việc cấp hoặc gửi bằng đường bưu điện giấy biên nhận cho người nộp đơn phải thực hiện ngay sau khi nhận được đơn.

2. Đơn yêu cầu thi hành án phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 31 Luật thi hành án dân sự.

Trường hợp đơn yêu cầu thi hành án không có đầy đủ các nội dung theo quy định hoặc không nêu rõ thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án nhưng không yêu cầu xác minh thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo để đương sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu thi hành án trước khi ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu người được thi hành án không bổ sung hoặc bổ sung không đúng nội dung quy định tại Điều 31 Luật thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự không thụ lý đơn yêu cầu thi hành án và có văn bản trả lời cho đương sự biết, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Trường hợp bị trả lại đơn có thể do bạn đã chưa làm đúng theo trình tự và nội dung pháp luật yêu cầu, bạn có thể liên hệ với văn phòng luật sư để được sự hỗ trợ và tư vấn.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc