Luật sư tư vấn:

Quyền sử dụng đất là một trong những quyền để lại di sản thừa kế. Người hưởng thừa kế có thể được thừa kế hợp pháp QSDĐ này thông qua di chúc. Thời điểm di chúc có hiệu lực, người nhận thưà kế có quyền yêu cầu mở thừa kế và phải làm thủ tục sang tên Sổ đỏ. 

Di chúc cần đáp ứng điều kiện điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 và đáp ứng về điều kiện công chứng đối với di chúc để lại quyền sử dụng đất.

{keywords}
Ảnh minh họa

Về thời điểm mở thừa kế 

Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế như sau:

“1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.”

Như vậy, sau khi bà của bạn mất, nếu di chúc đáp ứng đủ điều kiện pháp luật thì sẽ có hiệu lực. Để được hưởng di sản thừa kế, bạn cần chuẩn bị hồ sơ sau đây:

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) người được hưởng thừa kế phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

1 - Bản gốc Giấy chứng nhận.

2 - Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế.

Trường hợp hưởng thừa kế theo di chúc hồ sơ gồm:

+ Di chúc hợp pháp.

+ Biên bản mở di chúc có người chứng kiến và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất;

Lưu ý:

Trường hợp người thừa kế là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

Như vậy, với những quy định trên khi mở thừa kế và tiến hành sang tên sổ đỏ, bạn cần tuân thủ theo những trình tự, thủ tục mà luật quy định và việc sang tên sổ đỏ không cần cậu của bạn ký xác nhận.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Chưa ly hôn, chồng vội vàng lập di chúc cho tình nhân

Chưa ly hôn, chồng vội vàng lập di chúc cho tình nhân

Chúng tôi sống ly thân với nhau vì không thể sống chung được nữa. Chúng tôi ngầm hiểu rằng, mỗi người sẽ có quyền tự do sống chung với người khác.