Xin cho tôi hỏi, công ty có quyền truy thu người lao động với mức phạt là 500.000VND/lần khi người đó làm mất đồ bảo hộ lao động không?

Luật sư tư vấn:

Điều 130 Luật lao động 2012 quy định về bồi thường thiệt hại do người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị của đơn vị như sau: Bồi thường thiệt hại

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

{keywords}
Ảnh minh họa

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

Nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 131 Bộ luật lao động:

"1. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.

2. Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này.”

Như vậy, bạn làm mất tài sản của người sử dụng lao động thì bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo giá thị trường và được khấu trừ vào lương.

Nghị Định 05/2015/NĐ-CP tại Điều 32. Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại bằng hình thức khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 101 của Bộ luật Lao động do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố.

2. Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố;

b) Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;

Căn cứ theo quy định trên, thì người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi làm mất dụng cụ tài sản do người sử dụng giao và mức khấu trừ không quá 30% tiền lương hàng tháng.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Doanh nghiệp không được giữ bằng cấp của người lao động

Doanh nghiệp không được giữ bằng cấp của người lao động

Tôi nộp đơn xin việc cho một doanh nghiệp gần nhà, nhưng họ yêu cầu tôi phải nộp lại bằng đại học bản chính. Xin hỏi điều này có đúng không?