Sinh viên Phan Thục Anh cho rằng nếu không chấp nhận thử thách ngay bây giờ, cái giá phải nhận sẽ là sự bất lực và thờ ơ của giới trẻ trước những khủng hoảng trong tương lai. Dưới đây là những chia sẻ của Thục Anh sau những trải nghiệm sống tích cực thời Covid-19. Mời bạn đọc chia sẻ và gửi ý kiến tới diễn đàn: "Dịch Covid - 19: Trách nhiệm vì cộng đồng" theo địa chỉ: banbandoc@vietnamnet.vn

{keywords}
Tham gia học online và duy trì sự tĩnh tâm, tinh thần lạc quan là thái độ sống tích cực trong đại dịch Covid-19.

Trong học kỳ vừa qua, em đã làm hai việc hoàn toàn không có trong dự định: Đăng ký học môn Sinh học các Bệnh truyền nhiễm và thực hiện một nghiên cứu ngắn bước đầu về biện pháp phòng tránh dịch bệnh.

Sinh học chưa bao giờ là thế mạnh hay đam mê của em, thậm chí, khái niệm dịch tễ học đối với em vốn hết sức xa lạ. Chính vì vậy, trải nghiệm của em tại trường, ở TP.HCM, giữa tâm bão Covid-19, chắc chắn em sẽ không bao giờ quên.

Em muốn mời mọi người cùng em bước lên một chuyến tàu ngược dòng thời gian, quay về thời điểm tháng 3 năm nay, khi Việt Nam mới có hơn 100 ca bệnh.

Khi đó, mối nguy hiểm từ Covid-19 trở nên thực sự nghiêm trọng, nhà trường đã quyết định đóng cửa và chuyển toàn bộ hoạt động giảng dạy sang hình thức trực tuyến.

Dù tình hình căng thẳng khi ấy khiến em cảm thấy bản thân mình thật nhỏ bé, mọi thứ vẫn nằm trong tầm kiểm soát vừa đủ để em có thể suy nghĩ thật thấu đáo và đi đến quyết định “bẻ lái” dự định của mình.

Thay vì đi trên con đường thẳng đã được vạch ra rõ ràng và tiếp tục lựa chọn những môn học liên quan trực tiếp đến chuyên ngành của mình, em quyết định tìm hiểu về Covid – một thứ hoàn toàn mới mẻ và tưởng chừng không hề liên quan đến những kế hoạch của em.

Em chỉ biết rằng, em muốn hiểu được chuyện gì đang diễn ra và góp sức mình vào giải quyết khủng hoảng, nhưng em không biết phải làm điều đó bằng cách nào. Lòng tràn đầy nhiệt huyết nhưng lại lạc lõng, bất an, bối rối và bực bội, những cảm xúc ấy cứ hỗn độn trong em.

Em tin rằng đó cũng là những cảm xúc chung của các giảng viên, những người dẫn dắt chúng em. Thế nhưng, thay vì gạt bỏ ý tưởng nghiên cứu còn nhiều thiếu sót của em, các thầy cô đã kiên nhẫn giúp em hoàn thiện nó từng chút một.

Thầy Vincent đề nghị em chỉnh sửa đề án, cô Sam gợi ý những khía cạnh cần được nghiên cứu của căn bệnh, và thầy Graeme thì gửi cho em những tài liệu về kinh tế để tham khảo.

Hơn hết, chính sự giúp đỡ của các thầy cô là điều khiến trải nghiệm của em trở nên thực sự quý giá bởi em biết, không ai trong chúng ta được chuẩn bị để đối mặt với cuộc khủng hoảng này. Không ai biết trước rằng nó sẽ xảy ra, và cũng chẳng ai có thể biết chính xác được ta cần phải làm gì.

Bản thân các thầy cô cũng phải rất nỗ lực để thích nghi với hoàn cảnh, nhưng họ vẫn sẵn lòng giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho em – đó chính là minh chứng rõ nhất cho sự bền bỉ, lòng dũng cảm, tinh thần đồng kiến tạo và quan trọng hơn cả là sự tâm huyết của thầy cô đối với sinh viên, bất chấp những khó khăn từ cuộc khủng hoảng. Dù các thầy cô không lên tiếng, hành động của họ đã nói lên tất cả.

Nhờ có sự động viên to lớn đó, cuối cùng em đã hoàn thành một nghiên cứu về hiệu quả của biện pháp giãn cách xã hội đối với tỷ lệ truyền nhiễm của Covid ở Việt Nam.

Bản thân nghiên cứu của em không quá đột phá, điểm đặc biệt nằm ở nền tảng giáo dục liên ngành đằng sau nó.

Khi mới tìm hiểu Covid, em không biết bắt đầu từ đâu nên em đã cố gắng học về mọi thứ: từ đặc tính sinh học của virus, cơ chế lan truyền bệnh, hệ miễn dịch của con người, tiêm chủng và các biện pháp phòng ngừa, cho đến xây dựng mô hình toán học và công tác thực thi chính sách.

Cơ hội học tập có một không hai tại trường đã giúp em không chỉ hiểu được nguyên nhân gốc rễ của dịch bệnh, mà còn tìm ra những nhóm đối tượng khác nhau có thể đối phó ra sao để đạt được hiệu quả cao nhất.

 

{keywords}

Sinh viên Phan Thục Anh

.

Sinh viên cần phải được an toàn và khỏe mạnh, cả về thể chất và tinh thần; cần có lòng dũng cảm cũng như năng lực để đối phó với tiêu cực; cần có sự tĩnh tâm và tinh thần lạc quan đúng đắn; và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, người trẻ phải tìm ra cho mình mục tiêu và nguyên tắc sống để dám làm những điều khó khăn mà không đòi hỏi sự tán dương, khen thưởng.

 

Chúng ta hãy dành một giây để nghĩ về điều đó. Việc có được nền tảng kiến thức vững chắc về cuộc khủng hoảng mới này và tự mình làm một điều gì đó có ý nghĩa ngay giữa tâm bão, với em, đó chính là vẻ đẹp đích thực của mô hình giáo dục liên ngành mà trường đại học mang lại.

Dự án của em không phải là nỗ lực duy nhất. Những người bạn của em cũng đang thực hiện những hoạt động vô cùng ý nghĩa: nâng cao nhận thức về những vấn đề tâm lý có nguy cơ phát sinh từ dịch bệnh, tổ chức những buổi chia sẻ kiến thức về lãnh đạo trong khủng hoảng, hay bàn luận về khía cạnh nhân văn và nghệ thuật trong đại dịch...

...Được đóng góp sức mình vào nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng, em coi đó như một đặc ân. Được bao bọc an toàn trong một môi trường học thuật, đó là một đặc ân. Chương trình học và cộng đồng học tập mà em được tham gia tại đây, tất cả cũng đều là những đặc ân.

Cuộc khủng hoảng vẫn chưa hề qua đi, vẫn còn đó những dự định dang dở, những hy vọng éo le, những kế hoạch học tập bị gián đoạn, gánh nặng thất nghiệp cùng những mất mát, lo sợ và cái chết thương tâm. Đáng tiếc là trước khi dịch bệnh ập tới, sinh viên chúng em đã không được dạy cách đối mặt với khủng hoảng.

Em cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về việc đó.

Trước tiên, làm thế nào chúng ta biến những đặc ân của ngày hôm nay thành những điều hiển nhiên cho thế hệ mai sau?

Thứ hai, cuộc khủng hoảng này đang gióng lên một hồi chuông nhắc nhở chúng ta rằng, để sinh viên có thể trở thành những người đóng góp và lãnh đạo thực thụ có khả năng đương đầu với thử thách, một nền giáo dục chỉ xoay quanh xây dựng kiến thức, kỹ năng và thái độ trên lý thuyết là không đủ.

Sinh viên cần phải được an toàn và khỏe mạnh, cả về thể chất và tinh thần; cần có lòng dũng cảm cũng như năng lực để đối phó với tiêu cực; cần có sự tĩnh tâm và tinh thần lạc quan đúng đắn; và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, người trẻ phải tìm ra cho mình mục tiêu và nguyên tắc sống để dám làm những điều khó khăn mà không đòi hỏi sự tán dương, khen thưởng.

Chắc chắn, còn rất nhiều điều chúng ta cần phải làm. Nhưng nếu ta không chấp nhận thử thách ngay bây giờ, cái giá chúng ta phải nhận sẽ là sự bất lực và thờ ơ của giới trẻ trước những khủng hoảng trong tương lai.

Phan Thục Anh (Sinh viên Trường ĐH Fulbright)

Covid-19 lại tới, chớ quên ý thức "mình vì cộng đồng"

Covid-19 lại tới, chớ quên ý thức "mình vì cộng đồng"

Sau hơn 3 tháng không ghi nhận ca bệnh nào lây nhiễm trong cộng đồng, cuộc sống của người dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.