- Pháp luật quy định những quy định nhằm bảo vệ lao động nữ cụ thể những căn cứ pháp lý: Bộ luật Lao động 2012, Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của bộ Luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ.

{keywords}
Ảnh minh họa

Điều 153 Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau:

1. Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ.

2 Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.

3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.

4. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.

5. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù họp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.

6. Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ”.

Cụ thể Nghị định 85/2015/NĐ – CP đã quy định về chính sách đối với lao động nữ bao gồm:

Thứ nhất: Đảm bảo Quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ

Quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ theo quy định tại Khoản 1 Điều 153 Bộ luật Lao động như sau:

a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng giữa lao động nữ và lao động nam trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần;

b) Nhà nước bảo đảm bình đẳng về các lĩnh vực quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này trong quan hệ lao động, chính sách ưu đãi, xét giảm thuế.

Thứ hai: Cải thiện điều kiện lao động đối với lao động nữ. Người sử dụng lao động phải đảm bảo có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh tại nơi làm việc; khuyến khích áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, phù hợp nguyện vọng của lao động nữ. Khuyến khích người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức công đoàn lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lao động nữ.

Thứ ba: Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ người lao động nữ được hưởng các điều kiện chăm sóc sức khoẻ như khám sức khỏe định kỳ, khám chuyên khoa phụ sản; Trong thời gian hành kinh được nghỉ 30 phút/ngày, tối thiểu 3 ngày/tháng, thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương. Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút/ ngày để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi; thời gian nghỉ hưởng nguyên lương.

Thứ tư: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động

Thứ năm: Giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động trong việc xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo, Căn cứ điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động xây dựng phương án để giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo kế hoạch hoặc hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ cho lao động nữ có con nhỏ hoặc tiền hoặc hiện vật. Yêu cầu về thời gian và mức hỗ trợ phải theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và đại diện lao động nữ.

Thứ sáu: Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được Nhà nước hỗ trợ như sau: Được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.

Chính sách của nhà nước đối với lao động nữ nhằm  bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới, nhằm bảo vệ lao động nữ.

Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Năm 2018, người lao động chính thức được tăng lương tối thiểu vùng

Năm 2018, người lao động chính thức được tăng lương tối thiểu vùng

Theo tôi được biết thì đã có quy định mới về mức lương tối thiểu vùng năm 2018. Xin luật sư cho biết cụ thể được không?

Công ty phá sản, lao động nữ sợ mất trợ cấp

Công ty phá sản, lao động nữ sợ mất trợ cấp

Em làm việc cho một công ty dệt kim từ tháng 10/2012 đến nay. Ngày 17/11/2017 công ty tuyên bố phá sản. Lúc này, công nhân trong công ty phát hiện ra công ty vẫn trừ tiền bảo hiểm nhưng chỉ đóng đến hết năm 2015 cho chúng em

Tranh chấp với công ty, người lao động có thể khởi kiện?

Tranh chấp với công ty, người lao động có thể khởi kiện?

Tôi muốn khởi kiện nhưng công ty tôi trụ sở ở Lào Cai, chi nhánh ở Hà Nội. Tôi đang làm việc và sống ở Hà Nội thì có thể khởi kiện ở Hà Nội được không?