- Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin về các vụ bạo hành trẻ em, từ bạo hành trong trường mầm non cho đến giúp việc bạo hành ngay tại nhà của trẻ. Luật sư có thể giải thích rõ hơn về hành vi này đã vi phạm thế nào theo luật hình sự.

{keywords}
Ảnh minh họa

Luật trẻ em  2016 Điều 4 khoản quy định: Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Hành vi đánh đập trẻ trên 1 tháng tuổi là hành vi bạo lực đối với trẻ em gây tổn hại về thể chất và tinh thần của trẻ em và là một trong những hành vi nghiêm cấm tại Luật trẻ em. Bạo lực trẻ em đã vi phạm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện, quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Hành vi trên có thể phạm Tội hành hạ người khác quy định tại Điều 110 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Đặc điểm của tội hành hạ người khác là có những hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình như đánh đập và những hành động bạo lực khác một cách có hệ thống được lặp đi lặp lại nhiều lần có thể vài ngày, vài tuần.. Hành vi thuộc tội này gây thương tích chưa tới mức truy cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Trường hợp phạm tội đối với trẻ em đây là những người cần được bảo vệ đặc biệt vì trẻ em cần được đảm bảo lợi ích tốt nhất, bảo vệ trẻ không có khả năng tự vệ có thể áp dụng khung hình phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc