-Tôi đọc  bài báo “Hai người đàn ông giành con” trên báo Thanh niên ngày 07/7/2015 mà buồn cho cách hành xử của một Tòa án Nhân dân Quận ở Tp. Hồ Chí Minh: Buộc một người phải đi xét nghiệm ADN để xác định quan hệ (theo giấy khai sinh đang là) cha con, theo đơn kiện của một người khác.

TIN BÀI KHÁC


{keywords}

Con tôi là con tôi, giấy khai sinh  của con

đủ đạo lý tôi là cha nó (ảnh minh họa)



Cứ thế này, có ai tự nhận con người khác là của mình rồi kiện  ra tòa, tòa cũng  bắt người bị kiện phải đi  thử ADN để xem con người  ta có phải  là con người ta không ư? 

Con tôi là con tôi, giấy khai sinh  của nó (hồ sơ pháp lý đầu tiên, là tờ giấy quan trọng và thiêng liêng bậc nhất về một con người, ghi rõ ai là cha người ấy, do chính quyền của nước CHXHCNVN cấp) ghi như thế, việc nó chỉ coi  tôi là cha, là đủ đạo lý tôi là cha nó. 

Tôi rất trân trọng và đồng tình với anh L. (người  bị kiện và đang bị tòa “bắt” phải đi xét nghiệm AND theo đơn kiện của người khác). Anh L. không làm bất cứ điều gì trái với niềm tin của mình với người vợ đã chết. Với anh thì không có chuyện vợ  anh  “lằng nhằng” với ai cả, Nên không có chuyện anh đem con đi thử xem cháu có phải con mình hay không. Anh đúng là người đàn ông chân chính, đáng  ngưỡng mộ. Không ai có thể chấp nhận việc người khác tự nhiên đến nhận con của mình là con của người ta; và cũng không thể chấp nhận ý đồ muốn biến một quyền hợp pháp đương nhiên (quyền  làm cha ghi trong giấy khai sinh) thành một quyền có thể bị người khác tranh chấp được.

Vì thế, việc anh L. từ chối giám định ADN là đúng. Anh không đồng  hạng với loại người tự nhận mình đã quan hệ trái đạo lý với vợ người khác mà không biết hổ thẹn. Anh không thể  tranh cãi với hạng người  như vậy, tranh cãi thế là anh tự hạ thấp mình. Anh L. xứng đáng là người cha thực sự của cháu bé, không cần quan tâm (nên không cần chứng minh hay xét nghiệm gì cả) là có cùng dòng máu hay không; anh đã và sẽ vẫn là cha của cháu bé. 

Đừng để một trẻ em phải nhận cha qua đường xét nghiệm gien sinh vật học vì đó là sự sỉ nhục vô cùng. Không phải vô cớ mà ở nhiều nước phát triển người ta đã đưa vào luật: Cấm xác định quan hệ cha con bằng xét nghiệm ADN, vì nó xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng nhất của con  người, mà phải xác định theo truyền thống. Thử hỏi mấy người trong chúng ta đi xét nghiệm ADN để biết ai là cha mình? Quan hệ cha con là quan hệ của 2 con người, nên việc nhận cha con phải theo đạo lý - xác định cha theo giấy khai sinh của con, quyết không phải bằng xét nghiệm sinh học, muôn đời vẫn thế và sau này vẫn sẽ phải thế. 

Xác định ai là cha của một người, trước hết, từ khi chính người ấy ra đời, được pháp luật bảo vệ, đã ghi trong Giấy khai sinh.
Tòa án không có quyền xác định ai được là cha của một người, khi chính người ấy không  viện đến Tòa.

Vậy có thơ (đồng tác giả với nhà thơ H. T. Q.) rằng:

Cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ
Có cần  biết  a đờ nờ (ADN) gì đâu
Mà nay tranh con với nhau
Tòa bắt “xét nghiệm” làm đau Ông Bà?
                                                                             
Trần Văn Sỹ