- ASEAN từ một khu vực có xung đột chia rẽ đã trở thành một cộng đồng thống nhất và đoàn kết. Trong đó, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng, dẫn đầu trong trụ cột Chính trị - An ninh.

Năm 2017 là năm đánh dấu mốc quan trọng cho chặng đường 50 năm hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á- ASEAN. Thành lập trong bối cảnh đối đầu của Chiến tranh lạnh, trải qua nửa thế kỷ với nhiều chuyển biến sâu sắc của tình hình quốc tế và khu vực, ASEAN từ đã trở nên lớn mạnh, đạt nhiều thành tựu mang tính bước ngoặt, được thế giới công nhận như một tổ chức hợp tác đa phương thành công nhất. Điều đó càng được khẳng định mạnh mẽ hơn khi Cộng đồng ASEAN được hình thành với 3 trụ cột: Chính trị- An ninh, Kinh tế và Văn hoá xã hội vào 31/12/ 2015.

Tuy nhiên, cũng tại thời điểm khi ASEAN tròn 50 năm tuổi này, tình hình chính trị trong khu vực và thế giới có những diễn biến phức tạp mới, nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định, an toàn an ninh khu vực như vấn đề tranh chấp Biển Đông, chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng... Bối cảnh đó đặt ra nhiều đòi hỏi cho trụ cột Chính trị- an ninh ASEAN càng phải vững mạnh hơn nữa.

Nhân kỷ niệm 50 năm ASEAN hình thành và phát triển, báo VietNamNet tổ chức Bàn tròn trực tuyến về trụ cột Chính trị- An ninh với chủ đề: ASEAN: 50 năm thành tựu và phát triển, vượt qua thách thức, tăng cường đại đoàn kết nội khối, xây dựng Cộng đồng Chính trị- An ninh vững mạnh.

Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời:

Ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng

Ông Nguyễn Quốc Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Theo dõi cuộc trò chuyện tại các video sau:

Video 1:

Video 2:

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa các vị khách mời, trở lại thời điểm ngày 8/8/1967, ASEAN chính thức ra đời với tuyên bố Bangkok. Khi đó, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đang là một cán bộ trẻ nghiên cứu chiến lược ngoại giao của Bộ Ngoại giao. Và hơn 30 năm sau đó, ông trở thành Thứ trưởng trực tiếp phụ trách quan hệ quốc tế ở các nước khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Với bề dày công tác đó, xin nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ về cảm nhận của ông trước sự đổi thay ở các nước ASEAN trong 50 năm qua?

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Thế hệ trước đây hiểu về ASEAN trước đây và bây giờ rất khác nhau.

Những năm 1967, cái tên ASEAN còn lưu lại nhiều thành kiến. Sau khi Việt Nam ký Hiệp định Genève năm 1954, một số nước ở Đông Nam Á đã hình thành tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO). Đây cũng là thời điểm cao trào của Chiến tranh Lạnh, các hiệp ước an ninh được hình thành rất nhiều, ngoài SEATO ở Đông Nam Á có NATO ở phương Tây, Hiệp ước An ninh Australia, New Zealand, Mỹ (ANZUS). Chính vì vậy, khi nói đến ASEAN những năm 1967, chúng tôi luôn liên hệ đến những tổ chức đó, phản ánh một điều khách quan trong Chiến tranh Lạnh là hình thành các khối đối lập nhau.

Sau 50 năm nhìn lại, tình hình đã thay đổi rất nhiều. Trước tiên, những năm 1967, chiến tranh ở Việt Nam nói chung và Đông Dương nói riêng đang ở cao điểm. Giờ đây, toàn bộ khu vực Đông Nam Á không còn tiếng súng dù cho những khác biệt, xung đột vẫn còn tồn tại. Đây là một sự đổi thay rất lớn.

Bên cạnh đó, năm 1967, khu vực Đông Nam Á chia làm hai khối, một khối theo phương Tây, thậm chí một số nước còn tham chiến ở Việt Nam, khối còn lại là ba nước Đông Dương chiến đấu chống xâm lược của nước ngoài. Giờ đây, cả Đông Nam Á đã trở thành một khối, 10 nước Đông Nam Á đều là thành viên của hiệp hội ASEAN. Như vậy, ASEAN từ một khối chia rẽ đã trở thành một khối thống nhất.

Thêm nữa, ASEAN ra đời năm 1967 chưa bàn về hợp tác kinh tế, cho đến những năm 1990, xu hướng hợp tác kinh tế mới nổi lên trong Hiệp hội. Khi ấy, các nước ASEAN còn rất nghèo trong khi hiện tại, ASEAN là một cộng đồng gồm nhiều nước phồn vinh, phát triển nhanh chóng, hình thành cả một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Ngoài ra, những năm 1960 và sau đó, nhiều nước ASEAN là quân cờ trên bàn cờ chiến lược của nhiều nước lớn, vị trí, vai trò của các nước ASEAN không cao. Nhưng hiện tại, ASEAN đã được công nhận là một tổ chức thành công, đóng vai trò dẫn dắt trong một loạt hoạt động ở khu vực, nhất là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Điều cuối cùng và vô cùng quan trọng, người Đông Nam Á bây giờ hiểu nhau hơn, đồng thuận và đoàn kết hơn.

Trước đây, khi Việt Nam gia nhập ASEAN những năm 1995,Việt Nam còn bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách bao vây cô lập, nhiều thành viên ASEAN đã từng tham gia phê phán việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia và quan hệ giữa Việt Nam với các thành viên ASEAN khác còn nhiều nghi ngại. Quan hệ đó hiện nay đã có nhiều khác biệt, không khí giữa các dân tộc Đông Nam Á đã thay đổi rõ rệt, từ đó làm thay đổi bức tranh khu vực và vai trò của khu vực trên thế giới.

{keywords}

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, là một người ở thế hệ trẻ tuổi hơn, dưới góc nhìn của ông, những thành tựu mà ASEAN đã đạt được ấn tượng nhất là gì? Đặc biệt là sau một năm rưỡi hình thành Cộng đồng ASEAN, trong đó có trụ cột rất quan trọng là trụ cột Chính trị- An ninh?

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Nếu muốn xem ASEAN làm được gì thì chúng ta phải xem lại ASEAN mong muốn gì. Có lẽ, khi thành lập bất cử tổ chức nào, người ta đều mong muốn tổ chức đó đem lại một sự phát triển, thịnh vượng, hạnh phúc cho người dân. Để chúng ta có thể đạt được điều đó, đương nhiên là phải có hòa bình, ổn định, sự hợp tác và một cơ chế phù hợp.

Nhìn lại, ASEAN vẫn chưa thực sự hoàn thiện, nhưng ASEAN đã đạt được khá nhiều thành công trong những bước đi của mình. Từ những quốc gia nhỏ còn nghi kỵ lẫn nhau, bây giờ ASEAN đã trở thành một tổ chức thống nhất gồm cả 10 nước trong khu vực Đông Nam Á.

Bản thân ASEAN trong những năm vừa qua đã xây dựng được các thể chế bảo đảm sự gắn kết và hội nhập để dần dần tự hoàn thiện. Từ đó, phần nào ASEAN đã bảo đảm cho việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên.

Quan trọng hơn nữa, ASEAN đã hình thành một khuôn khổ hợp tác ở trong khu vực tương đối ổn định. Các trung tâm lớn trên thế giới đều phải thừa nhận điều này và sẵn sàng đến với ASEAN để được tham gia vào cơ chế ổn định mà ASEAN dẫn dắt. Chúng tôi cho rằng, đó chính là những bước chuyển biến, những thành công quan trọng mà ASEAN đã đạt được trong thời gian qua.

Nhà báo Phạm Huyền: Gắn với trụ cột Chính trị - An ninh, ông thấy gì ở sự chuyển dịch địa chính trị của ASEAN? Và đặc biệt, sự chuyển dịch địa chính trị của Việt Nam trong khối, trong khu vực châu Á và thế giới?

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Nói đến địa chính trị ngày nay cần phải nói đến khu vực Đông Nam Á và vai trò của ASEAN trong khu vực Đông Nam Á hết sức quan trọng. Bằng chứng là sự cạnh tranh chiến lược diễn ra rất gay gắt giữa các nước lớn và trung tâm quyền lực lớn ở khu vực này.

Trong những năm qua, một chuyển dịch rất lớn là ASEAN từ khu vực xung đột trong Chiến tranh Lạnh chuyển sang thành một khu vực tương đối ổn định, hoà bình. Đây là một chuyển dịch về địa chính trị hết sức lớn.

Bên cạnh đó, ASEAN đã trở thành một thực thể có tiềm lực về cả chính trị, kinh tế và phần nào có vai trò định hình cuộc chơi trong khu vực. Các nước lớn trong cuộc cạnh tranh chiến lược đều phải quan tâm đến ASEAN.

{keywords}

Nhà báo Phạm Huyền: Tôi có một băn khoăn muốn chia sẻ với 2 vị khách mời. Đối với lĩnh vực kinh tế, Việt Nam không nằm trong nhóm 3 nền kinh tế phát triển nhất ASEAN. Nhưng khi nói về trụ cột Chính trị - An ninh, 2 ông nghĩ như thế nào về vai trò của Việt Nam trong tổ chức này?

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Kinh tế phản ánh sâu sắc tiến trình phát triển của một quốc gia. Khi tham gia ASEAN vào năm 1995, lúc đó, nói về trình độ phát triển kinh tế thì Việt Nam còn thua xa các nước trong khu vực.

Nhưng điều đó lại không xảy ra trong chính trị. Chính trị thì không có thứ hạng, các nước đều bình đẳng với nhau. Tuy nói là bình đẳng nhưng mỗi nước lại có vai trò chính trị khác nhau. Nếu xếp thứ hạng về chính trị-an ninh thì Việt Nam được xếp vào hạng đầu.

Tôi khẳng định như vậy là bởi, thứ nhất, địa lý chính trị của Việt Nam rất đặc biệt. Việt Nam có vị trí là cái mỏ, trung tâm của Đông Nam Á, khoảng cách từ Việt Nam đến các nước trong khu vực Đông Nam Á khá cân bằng. Nếu Đông Nam Á là trung tâm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì Việt Nam là trung tâm của cái trung tâm đó.

Thứ hai, bằng xương máu của chính người dân Việt Nam, nước chúng ta đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại thực dân vì độc lập dân tộc trong khu vực. Việt Nam đã từng đương đầu và chiến thắng các đế quốc mạnh trên thế giới, làm cho các nước tại Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung rất tôn trọng tinh thần bất khuất của con người Việt Nam.

Nhân tố thứ 3 nằm ở dân số. Dân số nước ta lớn thứ hai tại Đông Nam Á, sau Indonesia, và đứng thứ 14 trên thế giới. Vì vậy, Việt Nam không phải là một nước nhỏ.

Thứ 4, chính sách đối ngoại của Việt Nam rất cơ động và linh hoạt không chỉ với các nước trong khu vực mà còn với tất cả các quốc gia khác trên thế giới.

Thế hệ của tôi, những người đi trước và thế hệ của Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng sau này đều cảm nhận được sự tôn trọng của bạn bè trong khu vực đối với Việt Nam kể từ khi ta gia nhập ASEAN.

Nhà báo Phạm Huyền: Trong hàng loạt vấn đề ở trụ cột Chính trị- An ninh, việc ngăn ngừa xung đột, xây dựng lòng tin là rất quan trọng. Kể từ khi Cộng đồng ASEAN hình thành thì điều này đã được thực thi như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Mong đợi đối với ASEAN là rất nhiều, chính vì vậy có thể có những ý kiến cho rằng ASEAN chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

Tuy nhiên khách quan mà nói, riêng sự tồn tại của ASEAN và việc xây dựng trụ cột Chính trị- An ninh đã có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc duy trì khuôn khổ ổn định ở khu vực.

Quan trọng hơn nữa, trong một năm qua, ASEAN đã chủ động trong nội khối cũng như phối hợp với các đối tác bên ngoài khu vực, bao gồm cả rất nhiều nước lớn để tiến hành hàng loạt biện pháp xây dựng lòng tin như việc thành lập một đường dây nóng giữa các bộ ngoại giao, xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)… ASEAN tiếp tục có các diễn đàn như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), cơ chế hợp tác giữa ASEAN và đối tác (ASEAN +)… Từ đó có trao đổi để xây dựng lòng tin, đưa ra biện pháp cho các vấn để ở khu vực.

Nhà báo Phạm Huyền: Vậy theo ông Nguyễn Quốc Dũng, trong bối cảnh hiện nay việc xây dựng và hình thành cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN đang gặp phải những vấn đề nóng nào cần được giải quyết sớm?

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Vấn đề nóng của ASEAN cũng không khác nhiều so với những vấn đề nóng trên thế giới. Trong đó có những vấn đề an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm trên biển, tội phạm xuyên quốc gia,... mà ASEAN buộc phải quan tâm giải quyết.

Còn một vấn đề lớn hơn là tình hình ở Biển Đông. Rõ ràng, trong những năm gần đây, tình hình ở Biển Đông có nhiều bất ổn và tranh chấp, thu hút rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề rất nóng trong khu vực và ASEAN đang giải quyết. Cái khó ở đây là tìm ra được biện pháp giải quyết thật ổn thỏa, đem lại lợi ích cho các bên.

Các nước ASEAN cùng với Trung Quốc đang đàm phán để đưa ra một Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) và hiện đã hoàn thành xong khung. Chúng tôi sẽ sớm bắt tay đi vào thương lượng cụ thể để xây dựng một COC thật hoàn thiện, đầy đủ và có chất lượng cao.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông Vũ Khoan, ông đánh giá thế nào về vai trò của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề chung của ASEAN, đặc biệt là vấn đề Biển Đông?

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Trong quá khứ, đầu những năm 1990, các nước ASEAN đều mong muốn Việt Nam tham gia vào ASEAN. Bước vào ASEAN, Việt Nam vấp phải rất nhiều vấn đề an ninh, mặc dù ASEAN không phải tổ chức liên minh quân sự, nhưng nội dung an ninh luôn luôn hiện diện trong Hiệp hội.

Cụ thể, năm 1992, ASEAN thông qua một tuyên bố về Biển Đông, một tín hiệu cho thấy đây là một trong những vấn đề nóng nhất của khu vực Đông Nam Á. Khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN năm 1995, Hiệp hội bắt đầu hình thành diễn đàn ARF và Việt Nam là một trong những nước đầu tiên tham gia diễn đàn này.

Từ đó, không những đối thoại trong nội khối ASEAN mà còn đối thoại với các nước lớn về vấn đề an ninh khu vực được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, khi Việt Nam gia nhập, ASEAN cũng bắt đầu tham gia đàm phán ký kết hiệp ước quốc tế đưa Đông Nam Á trở thành khu vực không có vũ khí hạt nhân, đây là một hiệp ước rất quan trọng mang tầm cỡ thế giới.

Trong khuôn khổ ARF có 3 giai đoạn, thứ nhất là tạo lòng tin. Việt Nam tham gia rất tích cực trong hoạt động tạo dựng lòng tin giữa các nước tham gia ARF với nhau.

Thứ hai là tham gia tạo dựng ngoại giao phòng ngừa, tìm ra những biện pháp ngăn chặn xung đột. Việt Nam cũng đi đầu trong nỗ lực này.

Thứ ba là tìm biện pháp giải quyết xung đột và Việt Nam đều tham gia tích cực, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông. Có thể nói, Việt Nam dẫn đầu ASEAN trong việc đảm bảo an ninh khu vực. Tuy Việt Nam bước vào ASEAN với tư duy đây không phải là khối liên minh quân sự chính trị, nhưng nội dung an ninh lại rất quan trọng và Việt Nam đã chủ tích động tích cực tham gia và có tiếng nói quan trọng trong vấn đề này.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, với những vấn đề mà nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan vừa điểm lại trong giai đoạn trước và sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, đặc biệt là về vấn đề chính trị-an ninh, theo ông, trong thời điểm hiện nay, với bối cảnh ASEAN có 10 thành viên với 10 bản sắc, cá tính khác nhau và riêng biệt, Việt Nam đã tham gia giải quyết những vấn đề này như thế nào trên tinh thần xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh, hòa bình và ổn định?

{keywords}

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Đông Nam Á là một khu vực cọ xát chiến lược rất thường xuyên giữa các nước lớn. 10 thành viên của ASEAN lại có 10 quan tâm và các mối quan tâm này có thể song trùng nhưng cũng có thể khác nhau. Thách thức ở đây là làm cách nào để 10 thành viên đạt được một sự thống nhất trong một vấn đề. Đó là việc rất khó nhưng là chuyện hoàn toàn bình thường. Quan trọng là tất cả cùng thống nhất về một mục tiêu, đảm bảo sự hòa bình, mọi sự tranh chấp đều được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sơ thương lượng và đối thoại.

Trong vấn đề Biển Đông cũng như vậy, có thể các thành viên ASEAN có nhiều cách tiếp cận vấn đề này khác nhau, nhưng các thành viên đều thống nhất rằng Biển Đông phải được xây dựng thành một khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển. Đây cũng là mong muốn và là cơ sở để phát triển những chính sách của Việt Nam.

Vì thế, mặc dù quan điểm có thể khác nhau, ASEAN vẫn giữ được sự thống nhất, đoàn kết. Mọi vấn đề đều được các thành viên ASEAN thảo luận rất kỹ càng trước khi đưa ra thương lượng và làm việc với các đối tác trên cơ sở tôn trọng sự đồng thuận chung của cả khối.

Chúng tôi nghĩ rằng, các thành viên đều nhìn thấy được lợi ích của sự đoàn kết và thống nhất của một khối ASEAN vững mạnh. Các quốc gia thành viên luôn biết cách hài hòa lợi ích riêng thành lợi ích chung của cộng đồng và ngược lại. Cho dù có mất thời gian, nhưng chúng tôi cho rằng đây là cách giải quyết, cách tiếp cận hợp lý giúp ASEAN phát triển bền vững.

Nhà báo Phạm Huyền: Trong hàng loạt vấn đề ở trụ cột Chính trị- An ninh, việc ngăn ngừa xung đột, xây dựng lòng tin là rất quan trọng. Kể từ khi Cộng đồng ASEAN hình thành thì điều này đã được thực thi như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Mong đợi đối với ASEAN là rất nhiều, chính vì vậy có thể có những ý kiến cho rằng ASEAN chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

Tuy nhiên khách quan mà nói, riêng sự tồn tại của ASEAN và việc xây dựng trụ cột Chính trị- An ninh đã có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc duy trì khuôn khổ ổn định ở khu vực.

Quan trọng hơn nữa, trong một năm qua, ASEAN đã chủ động trong nội khối cũng như phối hợp với các đối tác bên ngoài khu vực, bao gồm cả rất nhiều nước lớn để tiến hành hàng loạt biện pháp xây dựng lòng tin như việc thành lập một đường dây nóng giữa các bộ ngoại giao, xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)… ASEAN tiếp tục có các diễn đàn như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), cơ chế hợp tác giữa ASEAN và đối tác (ASEAN +)… Từ đó có trao đổi để xây dựng lòng tin, đưa ra biện pháp cho các vấn để ở khu vực.

Nhà báo Phạm Huyền: Vậy theo ông Nguyễn Quốc Dũng, trong bối cảnh hiện nay việc xây dựng và hình thành cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN đang gặp phải những vấn đề nóng nào cần được giải quyết sớm?

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Vấn đề nóng của ASEAN cũng không khác nhiều so với những vấn đề nóng trên thế giới. Trong đó có những vấn đề an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm trên biển, tội phạm xuyên quốc gia,... mà ASEAN buộc phải quan tâm giải quyết.

Còn một vấn đề lớn hơn là tình hình ở Biển Đông. Rõ ràng, trong những năm gần đây, tình hình ở Biển Đông có nhiều bất ổn và tranh chấp, thu hút rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề rất nóng trong khu vực và ASEAN đang giải quyết. Cái khó ở đây là tìm ra được biện pháp giải quyết thật ổn thỏa, đem lại lợi ích cho các bên.

Các nước ASEAN cùng với Trung Quốc đang đàm phán để đưa ra một Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) và hiện đã hoàn thành xong khung. Chúng tôi sẽ sớm bắt tay đi vào thương lượng cụ thể để xây dựng một COC thật hoàn thiện, đầy đủ và có chất lượng cao.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông Vũ Khoan, ông đánh giá thế nào về vai trò của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề chung của ASEAN, đặc biệt là vấn đề Biển Đông?

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Trong quá khứ, đầu những năm 1990, các nước ASEAN đều mong muốn Việt Nam tham gia vào ASEAN. Bước vào ASEAN, Việt Nam vấp phải rất nhiều vấn đề an ninh, mặc dù ASEAN không phải tổ chức liên minh quân sự, nhưng nội dung an ninh luôn luôn hiện diện trong Hiệp hội.

Cụ thể, năm 1992, ASEAN thông qua một tuyên bố về Biển Đông, một tín hiệu cho thấy đây là một trong những vấn đề nóng nhất của khu vực Đông Nam Á. Khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN năm 1995, Hiệp hội bắt đầu hình thành diễn đàn ARF và Việt Nam là một trong những nước đầu tiên tham gia diễn đàn này.

Từ đó, không những đối thoại trong nội khối ASEAN mà còn đối thoại với các nước lớn về vấn đề an ninh khu vực được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, khi Việt Nam gia nhập, ASEAN cũng bắt đầu tham gia đàm phán ký kết hiệp ước quốc tế đưa Đông Nam Á trở thành khu vực không có vũ khí hạt nhân, đây là một hiệp ước rất quan trọng mang tầm cỡ thế giới.

Trong khuôn khổ ARF có 3 giai đoạn, thứ nhất là tạo lòng tin. Việt Nam tham gia rất tích cực trong hoạt động tạo dựng lòng tin giữa các nước tham gia ARF với nhau.

Thứ hai là tham gia tạo dựng ngoại giao phòng ngừa, tìm ra những biện pháp ngăn chặn xung đột. Việt Nam cũng đi đầu trong nỗ lực này.

Thứ ba là tìm biện pháp giải quyết xung đột và Việt Nam đều tham gia tích cực, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông. Có thể nói, Việt Nam dẫn đầu ASEAN trong việc đảm bảo an ninh khu vực. Tuy Việt Nam bước vào ASEAN với tư duy đây không phải là khối liên minh quân sự chính trị, nhưng nội dung an ninh lại rất quan trọng và Việt Nam đã chủ tích động tích cực tham gia và có tiếng nói quan trọng trong vấn đề này.

{keywords}

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, với những vấn đề mà nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan vừa điểm lại trong giai đoạn trước và sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, đặc biệt là về vấn đề chính trị-an ninh, theo ông, trong thời điểm hiện nay, với bối cảnh ASEAN có 10 thành viên với 10 bản sắc, cá tính khác nhau và riêng biệt, Việt Nam đã tham gia giải quyết những vấn đề này như thế nào trên tinh thần xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh, hòa bình và ổn định?

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Đông Nam Á là một khu vực cọ xát chiến lược rất thường xuyên giữa các nước lớn. 10 thành viên của ASEAN lại có 10 quan tâm và các mối quan tâm này có thể song trùng nhưng cũng có thể khác nhau. Thách thức ở đây là làm cách nào để 10 thành viên đạt được một sự thống nhất trong một vấn đề. Đó là việc rất khó nhưng là chuyện hoàn toàn bình thường. Quan trọng là tất cả cùng thống nhất về một mục tiêu, đảm bảo sự hòa bình, mọi sự tranh chấp đều được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sơ thương lượng và đối thoại.

Trong vấn đề Biển Đông cũng như vậy, có thể các thành viên ASEAN có nhiều cách tiếp cận vấn đề này khác nhau, nhưng các thành viên đều thống nhất rằng Biển Đông phải được xây dựng thành một khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển. Đây cũng là mong muốn và là cơ sở để phát triển những chính sách của Việt Nam.

Vì thế, mặc dù quan điểm có thể khác nhau, ASEAN vẫn giữ được sự thống nhất, đoàn kết. Mọi vấn đề đều được các thành viên ASEAN thảo luận rất kỹ càng trước khi đưa ra thương lượng và làm việc với các đối tác trên cơ sở tôn trọng sự đồng thuận chung của cả khối.

Chúng tôi nghĩ rằng, các thành viên đều nhìn thấy được lợi ích của sự đoàn kết và thống nhất của một khối ASEAN vững mạnh. Các quốc gia thành viên luôn biết cách hài hòa lợi ích riêng thành lợi ích chung của cộng đồng và ngược lại. Cho dù có mất thời gian, nhưng chúng tôi cho rằng đây là cách giải quyết, cách tiếp cận hợp lý giúp ASEAN phát triển bền vững.

Nhà báo Phạm Huyền: Đoàn kết nội khối đang là một vấn đề của ASEAN. Ông đánh giá như thế nào về điều này? Liệu đoàn kết nội khối có đang bị đe dọa bởi sự can thiệp và chi phối từ bên ngoài?

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Điều quan trọng nhất của mỗi tổ chức chính là đoàn kết, thống nhất và ASEAN luôn đánh giá cao điều này. Đây cũng là một thách thức lớn của ASEAN, đặc biệt là khi có sự can dự, cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn. Điều này có tác động rất lớn đến nội bộ ASEAN.

Tuy nhiên, đôi khi những khác biệt về ý kiến cũng có thể bị thổi phồng lên thành những mâu thuẫn xung đột. Nhưng đồng thời, những khác biệt, bất đồng nhỏ đó cũng cần phải được kiểm soát, tránh phát triển thành các bất đồng lớn gây ảnh hưởng đến tình đoàn kết. Các nước thành viên ASEAN đều nhận thức được điều này và các cuộc họp lớn của Hiệp hội đều khẳng định lại về tầm quan trọng của sự đoàn kết thống nhất cũng như vai trò trung tâm của ASEAN.

Quay lại vấn đề sự can thiệp của các nước lớn, đây là điều đương nhiên do lợi ích của mỗi nước là khác nhau. Đáp lại, ASEAN không những luôn nhắc nhở các thành viên mà với cả các nước lớn rằng: chúng tôi hoan nghênh sự quan tâm của các nước lớn vào khu vực nhưng mong đợi đó là những can dự mang tính đóng góp tích cực, đem lại sự đoàn kết và tôn trọng vai trò trung tâm, dẫn dắt của ASEAN trong khu vực chứ không phải là can dự mang tính ép buộc, lựa chọn phe phái. ASEAN sẽ không lựa chọn phe nào.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, như ông đã chia sẻ, các nước Đông Nam Á đã từng là những quân cờ của những nước lớn trong một cuộc chơi nào đó. Vậy trong thời điểm hiện nay, với những vấn đề lớn như vấn đề Biển Đông, chúng ta thấy có động thái những nước lớn chỉ muốn đàm phán song phương với từng quốc gia riêng biệt. Và điều đó gây ra rất nhiều lo ngại. Vậy ông nghĩ 10 quốc gia ASEAN có thể vượt qua được những thách thức, những cám dỗ giữa quyền lợi riêng của quốc gia mình với quyền lợi chung của cộng đồng như thế nào?

{keywords}

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng đã nói rất rõ. Tôi chỉ muốn bổ sung rằng bất kì tổ chức nào cũng tồn tại hai xu thế: hướng tâm và ly tâm.

Hướng tâm là khi các bên có cùng lợi ích và ngược lại, ly tâm khi lợi ích khác nhau thì các bên sẽ muốn đi riêng. Đây là sự tồn tại khách quan của bất cứ tổ chức nào. Sự kiện Anh rời khỏi EU (Brexit) khi là ví dụ điển hình cho xu thế này.

Quay lại về ASEAN, tổ chức này có tồn tại hai xu thế trên. Nhìn toàn cục thì hiện tượng hướng tâm vẫn là quyết định, còn ly tâm chỉ là trường hợp cá biệt, xuất hiện không nhiều.

Trở lại với vấn đề Biển Đông, tôi thấy các nước ASEAN đều có chung một tiếng nói ở các điểm sau đây: hòa bình ổn định ở khu vực Đông Nam Á; giải quyết vấn đề này thông qua thương lượng ngoại giao; thương lượng dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; khi chưa giải quyết được triệt để thì tìm đến hình thức hợp tác với nhau, không gây ra sự phức tạp, điều này đã được thể hiện rõ qua việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Mỗi nước khi đưa ra tuyên bố cụ thể thì câu chữ tuy có thể khác nhau bởi tính toán riêng của từng nước nhưng không hề đi quá ra ngoài các khuôn khổ nêu trên.

Tôi muốn đưa ví dụ về thất bại trong thương lượng tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN diễn ra tại Phnom Penh năm 2012. Các thành viên sau khi “tiếng bấc tiếng chì” với nhau thì ASEAN đã thống nhất ra được một bản tuyên bố 6 điểm. Như vậy, xu hướng hướng tâm đồng nhất vẫn là sự lựa chọn hàng đầu.

Những trường hợp cá biệt là có song cũng phải nghe theo cái chung, cái chung vẫn là nền tảng. chúng ta phải tìm được cách xử lý những cá biệt chứ không để chúng làm rạn nứt, chia rẽ ASEAN.

Bác Hồ đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. ASEAN cũng vậy, chỉ khi nào ASEAN đoàn kết thì thành công. Việt Nam cũng cần phải góp phần xây dựng đoàn kết. ASEAN đoàn kết thì Việt Nam mới có lợi.

Nhà báo Phạm Huyền: Thế giới vừa qua đã chứng kiến sự kiện chấn động Anh rời EU- Brexit. Vậy, ASEAN có thể học được kinh nghiệm gì từ Brexit, để tránh xảy ra một tình huống tương tự?Xin Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng chia sẻ ý kiến của mình?

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Tôi cho rằng đây là hồi chuông cảnh tỉnh với ASEAN với rất nhiều bài học. Đó là, tiến trình liên kết hội nhập, cách thức tiến hành phải phù hợp với trình độ phát triển của các thành viên, xu thế chung của thế giới và khu vực; cần có sự hài hoà về lợi ích giữa các thành viên với nhau; cần thu hẹp khoảng cách phát triển; cần kiểm soát chủ nghĩa dân tuý, dân tộc hẹp hòi, xu hướng ly tâm, phi toàn cầu hoá…

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, 50 năm trước là thời điểm tình hình chính trị thế giới vô cùng căng thẳng với Chiến tranh Lạnh, Việt Nam cũng chìm trong chiến tranh. 50 năm sau, tình hình bên ngoài hiện cũng tồn tại nhiều bất ổn về mặt chính trị như tình hình tại bán đảo Triều Tiên, chủ nghĩa khủng bố, và cũng đã có thông tin về hiện tượng chủ nghĩa khủng bố tại một quốc gia thành viên của ASEAN. Trong bối cảnh như vậy, làm cách nào ASEAN có thể giữ vững được hòa bình ổn định trong khu vực và Việt Nam có thể đóng góp được những gì?

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Có lẽ cho đến nay, ASEAN vẫn được coi là tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới. Cũng vì như thế nên ASEAN chưa xảy ra những vụ việc mà chúng ta đã thấy trên thế giới. Tất nhiên, chúng ta rất quan tâm và lo ngại về những chuyện đó.

Chủ nghĩa khủng bố đã lan đến khu vực của chúng ta, ngoài ra còn rất nhiều thách thức phi truyền thống khác mà ASEAN phải lo ngại. Trong đó có thách thức của cuộc Cách mạng Khoa học - Công nghệ 4.0 mang lại, ASEAN sẽ tụt hậu nếu không có cơ chế bắt kịp xu hướng thời đại.

May mắn rằng, các thành viên của ASEAN nhận thức đầy đủ và tổ chức các diễn đàn rất bổ ích diễn ra cả trong lẫn ngoài khối để trao đổi về các vấn đề trên. Chỉ có điều, có lẽ người dân chưa cảm nhận được sự quan trọng cũng như nỗ lực của các nước ASEAN.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Như Thứ trưởng Dũng đã nói, Brexit là một bài học cho ASEAN. Tuy nhiên, thách thức tồn tại là điều đương nhiên trong các bước phát triển. ASEAN cũng đang đối mặt với rất nhiều thách thực cả cũ và mới, ngoài xung đột Biển Đông thì có vấn đề khủng bố đang nổi lên ở một vài nước trong khu vực.

Theo quan điểm của tôi, giải pháp duy nhất là các nước ASEAN cần nhận thức rõ những mối nguy cơ và tìm được con đường để hợp tác với nhau, đưa ra biện pháp cho mỗi thách thức

Thực tế, sự phát triển của ASEAN trong 50 năm qua và trong hơn 20 năm Việt Nam gia nhập tổ chức đã chứng tỏ điều này. Ví dụ, vấn đề cướp biển đã dịu xuống khi các nước hợp tác cùng giải quyết; vấn đề dân đánh cá đã tìm được cách ngăn chặn nhờ đàm phán; ba nước Indonesia, Malaysia và Phillipines chung tay ngăn chặn khủng bố trong thời gian gần đây.

Nói chung hợp tác có thể giúp giải quyết các vấn đề trong khu vực, có thể không phải hoàn toàn triệt tiêu nhưng sẽ hạn chế được.

Như vậy lạc quan cho thấy các vấn đề chung, bất đồng có thể được giải quyết nếu các quốc gia hợp tác. Vấn đề Biển Đông trong tương lai cũng có thể được làm dịu khi đã có DOC và đang trong tiến trình đàm phán COC.

{keywords}

Nhà báo Phạm Huyền: Liên quan đến vấn đề đối ngoại giữa ASEAN và các nước lớn. Sau khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ thì quan hệ Mỹ - Nga - Trung Quốc có những thay đổi nhất định. Ông nghĩ thế nào về cách ứng xử của ASEAN trong bối cảnh hiện nay khi các nước lớn có những tiếng nói khác nhau?

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Riêng bản thân tôi thấy không có nhiều thay đổi. Các nước lớn vẫn tôn trọng Đông Nam Á. Lần đầu tiên, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đến chào Ban thư ký ASEAN và nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của ASEAN. Chính quyền Mỹ tuy thay đổi nhưng sự coi trọng với ASEAN thì vẫn giữ nguyên. Các nước lớn tuy cọ xát và dàn xếp với nhau trên chính trường nhưng ASEAN vẫn luôn được các nước lớn chăm sóc và coi trọng. ASEAN như một “cô gái đẹp” vậy.

Riêng điều này đã nói lên sức mạnh của ASEAN và ASEAN có thể tận dụng sức hấp dẫn này của mình để tạo vị trí vững vàng trong quan hệ với các nước lớn. Miễn là ASEAN đoàn kết thì cái giá của ASEAN sẽ tiếp tục cao lên.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, dự cảm của ông như thế nào về tương lai chặng đường tới của ASEAN, đặc biệt là trụ cột về chính trị an ninh, kết quả trong thời gian tới sẽ đạt được như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Theo tôi ASEAN đã đi đúng hướng và đạt được nhiều thành tựu. Vì vậy, những chiều hướng cũ là nhất thể hoá, liên kết khu vực sẽ tiếp tục và đẩy mạnh bằng 3 trụ cột của Hiệp hội.

Tôi tin tưởng với những bước đi phù hợp, chắc chắn, không vội vàng và với kinh nghiệm từ các tổ chức khu vực khác như EU, ASEAN sẽ tiếp tục thành công và tương lai có thể trở thành một tổ chức khu vực có vị thế lớn trên thế giới.

Nhà báo Phạm Huyền: Có thể nói rằng, ASEAN là một tổ chức hợp tác đa phương có sức sống bền vững. Từ một khu vực từng có nhiều xung đột, căng thẳng, với các quốc gia khác biệt về nhiều mặt, 50 năm qua, ASEAN đã lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng, gặt hái được nhiều thành tựu xuất sắc, trở thành khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Đặc biệt, vị thế của ASEAN ngày càng quan trọng, trở thành một hạt nhân trong hợp tác khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh hiện nay có nhiều chuyển biến sâu sắc ở tình hình quốc tế và khu vực, các quốc gia châu Âu đối mặc với thách thức Brexit, các vấn đề nóng ở Triều Tiên, vấn đề Biển Đông, chủ nghĩa khủng bố... thì khối đoàn kết ASEAN càng phải thắt chặt, vững mạnh hơn nữa, mà trong đó các chuẩn mực như giữ vững lòng tin, xây dựng lòng tin, cùng nhau nắm tay thúc đẩy hợp tác, vượt qua thách thức chung. Điều này cũng đặt ra một thách thức không nhỏ cho các nhà lãnh đạo ASEAN trong việc xây dựng Cộng đồng Chính trị- an ninh thời gian tới.

Xin cảm ơn các khách mời đã tham gia chương trình, cảm ơn quý độc giả đã theo dõi chương trình!

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Video: Huy Phúc, Xuân Quý, Đức Yên, Bạt Tuấn

Email: bantrontructuyen@vietnamnet.vn