Giao điểm “vàng”

Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây rút ngắn cự ly và thời gian đi lại giữa TP.HCM và Dầu Giây từ 3 giờ xuống còn 1 giờ, hay từ TP.HCM đi Vũng Tàu chỉ còn 1,5 giờ, nhanh hơn trước đây 1 giờ.

Vào tháng 3/2021, theo Bộ GT-VT, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận là đơn vị được giao nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, thời gian thực hiện từ 2021 đến 2022.

Đoạn mở rộng được đề xuất dài 24 km trong tổng 55 km toàn tuyến. Điểm đầu từ cầu Bà Dạt (quận 2, TP.HCM) đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (huyện Long Thành, Đồng Nai) sẽ thực hiện mở rộng mặt đường từ 4 lên 8 làn xe. Phần còn lại từ Long Thành đến Dầu Giây, dài 31 km giữ nguyên quy mô như hiện tại. Ngoài ra, các nút giao trên tuyến như: An Phú, vành đai 3, quốc lộ 51 cũng sẽ được nghiên cứu kết nối đồng bộ với mở rộng cao tốc. Tổng kinh phí mở rộng cao tốc dự kiến khoảng 9.976 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng hơn 300 tỷ đồng.

{keywords}
 Nút giao giữa quốc lộ 51 với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là nút giao thông quan trọng nhất ở khu vực miền Nam giúp kết nối giao thông, kinh tế các tỉnh miền Tây, Đông Nam bộ, TP.HCM và Tây nguyên, tiếp nhận lượng hàng hóa, vận chuyển lớn nhất khu vực

Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là tuyến giao thông trục chính kết nối với cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được xây dựng. Trong đó, bổ sung tuyến đường số 1 kết nối qua quốc lộ 51 vừa là tuyến giao thông đường bộ quan trọng nhất kết nối vào sân bay Long Thành, vừa là đường công vụ để triển khai xây dựng giai đoạn 1 của sân bay.

Đẩy mạnh tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết

Với tổng mức đầu tư điều chỉnh là 12.577,487 tỷ đồng, chi phí xây dựng là 7.201 tỷ đồng, dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đang là một trong những điểm nhấn quan trọng về hạ tầng được quan tâm nhất ở miền Nam. Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài hơn 99km, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/h, khởi công xây dựng vào tháng 9/2020.

{keywords}
 Hiện tại, việc giải phóng mặt bằng của tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đang được triển khai

Dự án đi qua địa phận Đồng Nai dài 51,5km, dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Đây là dự án thành phần của tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trong tương lai.

Sau khi hoàn thành, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Bình Thuận còn một nửa (hiện nay là khoảng 5 giờ), là trục di chuyển chính của sân bay Long Thành đang được xây dựng.

Quốc lộ 51 kết nối Biên Hòa - Vũng Tàu

Theo đánh giá, sớm đầu tư tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, giải tỏa áp lực giao thông cho quốc lộ 51 là hết sức cấp thiết. Đây là tuyến giao thông huyết mạch kết nối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Cụm cảng nước sâu số 5 Cái Mép - Thị Vải - cảng trung chuyển hàng hóa chiếm tới 50% tổng lượng hàng hóa của cả nước.

Trong buổi làm việc hồi tháng 3/2021, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã nhận định, dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu là một trong những dự án hạ tầng quan trọng của tỉnh hiện nay.

{keywords}
iD Junction - Giao điểm thương mại miền Nam đang hình thành ở trung tâm Long Thành - tỉnh Đồng Nai

Đón đầu xu hướng dịch chuyển logistics và làn sóng nhân sự đổ về trung tâm Long Thành khi sân bay quốc tế mới được đưa vào hoạt động vào năm 2025, nhà phát triển Tây Hồ Group phát triển dự án iD Junction - khu đô thị dọc theo các tuyến đường cao tốc kết nối sân bay Long Thành tại miền Nam.

Dự án iD Junction tọa lạc ngay tại nút giao điểm vàng giữa tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và quốc lộ 51, mở ra các cơ hội kết nối giữa các tỉnh thành, nội địa và Quốc tế. Dự án hứa hẹn góp phần tạo nên “sức nóng” cho thị trường BĐS Long Thành.

Ngọc Minh