Hàng trăm biệt thự nằm trơ gan, mặc nắng mưa, dần xuống cấp. Người dân khu vực này gọi là những căn biệt thư "ma".

{keywords}

Hàng trăm biệt thự "ma" khiến nhiều người bắt gặp không khỏ xót xa (Ảnh chụp tại Khu đô thị Văn Khê, quận Hà Đông)

Trước, trong và sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội thời điểm năm 2008, hàng trăm dự án bất động sản được cấp phép làm khu đô thị, khiến thị trường nhà đất khu vực phía Tây Thủ đô nóng bỏng cho đến tận cuối năm 2011 khi thị trường bất động sản bắt đầu "đóng băng".

Hàng trăm héc-ta đất ruộng thuộc một phần khu vực quận Hà Đông và huyện Hoài Đức được thu hồi, giao các chủ đầu tư thực hiện các dự án. Nhiều năm đã trôi qua, thay vì diện mạo mới tấp nập của cuộc sống đô thị, người dân mất đất các khu vực này xót xa nhìn đất "bờ xôi ruộng mật" của mình được "đổ bê tông, xếp gạch" rồi phơi nắng mưa.

Nhiều câu chuyện liên quan đến việc thu hồi đất, giao đất, bố trí công ăn việc làm... vẫn còn là tâm điểm nóng bỏng thời gian dài. Không ít hoài nghi về tính khả thi cho các khu đô thị khi mà "biệt thự nằm giữa cánh đồng" được đặt ra, và đến thời điểm này, nghi ngại đó vẫn còn nguyên tính thời sự.

Khảo sát nhanh của ống kính phóng viên PLO cho thấy phần nào thực trạng đáng buồn ở những ngôi biệt thự "ma" tại các khu đô thị này:

{keywords} 

Tại Khu đô thị Văn Khê (quận Hà Đông), rất dễ bắt gặp những tấm biển môi giới nhà đất

{keywords}

Và cả những căn nhà tự in số điện thoại giao bán nhà trước các căn biệt thự

{keywords}

Bên ngoài là những vòng xích khóa hờ hững, bên trong là phế liệu, khung cảnh hoang tàn

{keywords}

Thậm chí cả dẫy nhà chục căn biệt thự xây thô bỏ mặc mưa nắng nhiều năm nay

{keywords}

Một số căn được tận dụng cho thuê làm xưởng sản xuất

{keywords}

Người dân khu vực gọi đây là những căn biệt thự "ma"

{keywords}

Nhiều căn biệt thự "ma" được một số người buôn bán ngoại tỉnh vào trú ngụ. Và làm nơi sản xuất, chế biến hàng hóa rao bán vặt

{keywords}

Trước khi Phóng viên thực hiện khảo sát ít ngày, chủ đầu tư Khu đô thị Thiên đường Bảo Sơn tiến hành "khoác áo" cho dẫy biệt thự để hoang nhiều năm này. Song đó chỉ là vẻ hào nhoáng bên ngoài

{keywords}

Phía trong các căn hộ, lưới sắt của khu giếng trời hoen gỉ

{keywords}

Bên dưới tầng hầm để xe, nước lênh láng ngấm chân tường, rêu phủ xanh

{keywords}

Bước vào từ bậc thềm, mùi xú uế nồng nặc do các căn hộ để hoang lâu ngày, nhiều người ghé qua "giải quyết nỗi buồn"

{keywords}

Hàng chục căn biệt thự liền kề với thiết kế hiện đại đứng phơi mình đã nhiều năm

{keywords}

Chỉ nhìn bề ngoài, khó ai ngờ rằng bên trong các căn biệt thự này hoang tàn thế nào

{keywords}

Vách tường nối các tòa nhà thấm đẫm nước mưa, là điều kiện lý tưởng cho những người dễ bị mê hoặc bởi những bức tường rêu phong phủ kín

{keywords}

Sau dẫy dài các căn hộ được xem là cao cấp này là vườn chuối "thơ mộng"

{keywords}

Đứng từ Khu đô thị Nam An Khánh nhìn vào, có một câu hỏi chung hiện ra trong nhiều người: ai sẽ ở những căn biệt thự "ma" này ở Khu đô thị Thiên đường Bảo Sơn?

{keywords}

Đây là tấm pa-nô giới thiệu Khu đô thị Nam An Khánh

{keywords}

Còn đây là đường dẫn vào khu đô thị từng gây sốt này

{keywords}

Hai bảo vệ thường trực của khu đô thị này cho biết, dù để hoang nhiều năm nay nhưng giá của mỗi căn biệt thự ở đây được giao với giá 6-7 tỷ đồng. Song, họ cũng bộc bạch rằng, cả năm ngồi canh cổng ở đây, họ chẳng thấy "ma" nào đến hỏi mua. Người bảo vệ già cũng chia sẻ rằng, nhà ông cũng như nhiều hộ bị thu hồi đất ở dự án được nhận bồi thường cả tỷ đồng. "Nhưng mua xe máy và xây nhà, ăn tiêu hết rồi. Nhà nào không có con bị nghiện là may".

Theo Pháp Luật Việt Nam