-Dự án Bảo tàng Hà Nội, công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã đi vào hoạt động từ năm 2010 đến nay vẫn vướng nợ đọng xây dựng cơ bản.

Đó là chia sẻ của đại diện Cty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai tại hội thảo chuyên đề “Nợ đọng xây dựng cơ bản – Biện pháp tháo gỡ và hướng giải quyết” được tổ chức ngày 28/6.

Cũng theo đơn vị này, Bảo tàng Hà Nội hay nhà sinh viên Mỹ Đình mà đơn vị này tham gia đều vướng vấn đề về nợ đọng xây dựng cơ bản.

{keywords}

Bảo tàng Hà Nội, công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã đi vào hoạt động từ năm 2010 đến nay vẫn vướng nợ đọng xây dựng cơ bản (Ảnh: Julia Ackermann)

“Đầu tư dàn trải là nguyên nhân chính khiến tình trạng nợ đọng lớn. Điều này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà cả doanh nghiệp liên quan, sức khỏe của doanh nghiệp yếu đi. Nhà thầu cứ phải chạy năm này qua năm khác. Những năm thắt chặt đầu tư công, dự án đang triển khai thì rất khó để thanh, quyết toán, thủ tục không đầy đủ, rất khó cho doanh nghiệp” – vị đại diện nói.

Cũng chỉ ra nguyên nhân từ sự đầu tư dàn trải, đại diện Tổng Cty 36 còn cho rằng, trong quá trình thực hiện dự án, để cạnh tranh, các nhà thầu vì công việc, biết chưa đủ tiền, hồ sơ mời thầu có vấn đề nhưng vẫn làm. Trong cuộc chơi nói là bình đẳng nhưng không bình đẳng, hồ sơ nợ đọng 5-7 năm trước của nhiệm kỳ trước, đến nhiệm kỳ sau không trả.

Đại diện Tổng công ty 36 cũng chia sẻ, tại dự án Coma 18 dự án Westa (Hà Đông), khi tham gia thực hiện dự án vào thời điểm bất động sản nóng sốt, chủ đầu tư bảo nhà thầu yên tâm. Nhưng khi thi công xong, thị trường bất động sản nguội lạnh không bán được, bán giá thấp, chủ đầu tư khó khăn về tài chính. Nợ đọng 5- 7 tỷ ở dự án mà rõ ràng lúc làm đầy đủ tài chính, pháp lý.

Trao đổi tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam nêu vấn đề, nhiều doanh nghiệp phản ánh bị nợ đọng tiền xây dựng cơ bản vốn ngân sách Nhà nước đến 2.000 tỷ đồng, trong khi vốn công ty khoảng 200 – 300 tỷ đồng. Doanh nghiệp vì thế phải “còng lưng” trả lãi ngân hàng”. Đáng chú ý, phần lớn nợ đọng này lại tập trung vào khối doanh nghiệp có nguồn gốc nhà nước. Dẫn đến tình trạng “Nhà nước nợ nhà nước”, rất khó giải quyết.

Nếu tính toán nhanh thì lực lượng nhà thầu trên toàn quốc hiện nay chiếm khoảng 20 – 25% tổng GDP toàn quốc. Tuy nhiên, nợ đọng vốn ngân sách Nhà nước đang là vấn đề nan giải, mà người chịu thiệt là các nhà thầu. Bên cạnh đó, các dự án từ nguồn vốn ODA không được thanh toán theo Hợp đồng Fidic (Luật Hiệp hội các nhà thầu quốc tế). Các nhà thầu đều cho rằng chủ đầu tư luôn cầm dao đằng chuôi còn nhà thầu luôn ở thế cầm dao đằng lưỡi.

Đại diện tập đoàn DELTA nhìn nhận các quy định cụ thể, thiết thực nhằm hạn chế nợ đọng trong xây dựng cơ bản thì chưa đủ mạnh để tạo sức ép cho chủ đầu tư phải thực hiện thanh toán cho Nhà thầu như hợp đồng đã ký kết.

Ở góc độ doanh nghiệp là chủ đầu tư, mặc dù tự mình “dẫm chân” mình nhưng ông Hiệp thẳng thắn nhìn nhận, như các điều khoản về Hợp đồng xây dựng cần có sự bình bằng giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Bởi khi nhà thầu nộp hồ sơ thầu phải có bảo lãnh dự thầu, đến khi ký được Hợp đồng phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Nếu làm thầu mà bỏ thầu thì mất tiền bảo lãnh dự thầu, còn nếu khi thực hiện hợp đồng mà nhà thầu gặp khó khăn xin rút nếu không được sự đồng ý của chủ đầu tư thì mất tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Trong khi đó ngược lại về phía nhà thầu hoàn toàn không có sự bảo lãnh thanh toán 30% Hợp đồng khi triển khai thực hiện được 60 – 70 % khối lượng công việc.

Đồng với quan điểm trên, ông Dương Văn Cận – Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam thẳng thắn nói, Luật xây dựng cần được sửa đổi, thực tế Luật đấu thầu “bắt chẹt” các nhà thầu. “Mặc dù, từ 2013 đến nay Chính phủ đã có nhiều Chỉ thị, đặc biệt là Chỉ thị số 23/CT-TTg Luật đầu tư công Chính phủ ngày 5/8/2014 quy định rất chặt chẽ là chấm dứt nợ đọng xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước từ 31/12/2014 và không giải quyết nợ đọng từ 1/1/2015 nữa nhưng nợ đọng vẫn hiện hữu. Rõ ràng Chỉ thị vẫn chưa đi vào cuộc sống, nhà thầu sống lay lắt chưa phá sản do chiếm dụng vốn của nhau” - Ông Cận cho hay.

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tính đến hết kế hoạch năm 2016, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách trung ương là 9.557,6 tỷ đồng. Đại diện Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận ý kiến của các đơn vị và sẽ có kiến nghị gửi tới Chính phủ, các cơ quan quản lý để tháo gỡ và tìm hướng giải quyết cho vấn đề này.

Hồng Khanh

Hà Nội: Nhiều ‘đại gia’ bất động sản nợ thuế hàng chục tỷ đồng

Hà Nội: Nhiều ‘đại gia’ bất động sản nợ thuế hàng chục tỷ đồng

Công ty cổ Phần Đầu tư Xây dựng Bất động sản Lanmak đứng đầu danh sách nợ thuế vừa được Cục Thuế Hà Nội công bố đợt 9/2016.

Hà Nội: "Điểm tên" 8 doanh nghiệp nợ hơn 11 tỷ tiền thuê đất

Hà Nội: "Điểm tên" 8 doanh nghiệp nợ hơn 11 tỷ tiền thuê đất

Cục thuế TP Hà Nội tiếp tục công khai đợt 2 năm 2017 danh sách 134 đơn vị nợ thuế, phí và tiền thuê đất. Trong đó có 8 đơn vị nợ hơn 11 tỷ đồng tiền thuê đất.

Công viên nước bỏ hoang giữa thủ đô vì chủ đầu tư nợ tiền tỷ

Công viên nước bỏ hoang giữa thủ đô vì chủ đầu tư nợ tiền tỷ

Ông Triệu Như Long, Phó chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn cho biết công viên nước Tuổi trẻ Thủ đô chưa thể bàn giao cho chủ đầu tư mới vì khoản công nợ lên đến 100 tỷ đồng.