Theo UBND TP Hà Nội, việc dùng vốn ngân sách để đầu tư nhà tái định cư (TĐC) còn nhiều bất cập, UBND TP đề xuất cơ chế đặt hàng xây dựng nhà ở TĐC.

Cấp bù lỗ khoảng 43 tỷ đồng/năm vận hành nhà TĐC

UBND TP Hà Nội vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo giải trình làm rõ đề xuất về cơ chế đặt hàng xây dựng nhà ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn.

Theo UBND TP Hà Nội, trong thời gian từ trước năm 2016, việc thực hiện nhà TĐC trên địa bàn TP áp dụng chủ yếu hình thức là dùng vốn ngân sách, giao cho các Ban quản lý dự án thuộc Sở Xây dựng và ban quản lý dự án các quận huyện làm chủ đầu tư.

{keywords}
Tại Hà Nội, việc dùng vốn ngân sách để đầu tư nhà TĐC còn nhiều bất cập, hàng năm ngân sách TP phải cấp bù lỗ khoảng 43 tỷ đồng để thực hiện công tác vận hành.

Sau xây dựng nhà xong, TP nghiệm thu và bàn giao cho Cty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội quản lý vận hành, bán nhà TĐC cho các hộ và thực hiện duy tu bảo trì. Khi bán cho các hộ dân, thành phố mới xác định giá tiền sử dụng đất phân bổ vào diện tích căn hộ và thu tiền.

Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố cho rằng, với cơ chế này thời gian đầu tư xây dựng kéo dài do khó khăn về vốn ngân sách, các quy định về quản lý, sử dụng vốn ngân sách, dẫn đến tình trạng thiếu quỹ nhà tái định cư. Chất lượng, tiêu chuẩn nhà tái định cư cũng thấp, không tương xứng với vốn đầu tư.

Cùng với đó, theo thành phố, chất lượng công tác quản lý, vận hành cũng thấp, gây tình trạng xuống cấp, nhanh chóng và khiếu kiện của người dân tái định cư. Trong khi đó, theo cơ quan này, hàng năm ngân sách phải cấp bù lỗ khoảng 43 tỷ đồng cho Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội để thực hiện công tác vận hành.

Còn việc mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư thực hiện theo cơ chế thị trường ở thời điểm hoàn thành thường cao hơn giá bán nhà tái định cư theo quy định. Như vậy, khi bán nhà tái định cư phần tiền chênh lệch ngân sách phải bù lỗ, không đảm bảo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Mặt khác, việc mua nhà ở tại các dự án nhà ở thương mại để bố trí tái định cư có hạn chế, khó khăn, trong công tác quản lý, vận hành do các căn hộ nằm xen kẽ trong các khu nhà ở thương mại, chi phí quản lý, vận hành cao, không thống nhất.

Đặt hàng doanh nghiệp hơn 17.600 căn hộ TĐC

Theo thống kê nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu công tác chuẩn bị quỹ nhà TĐC, nhu cầu đến năm 2020, TP cần 22.131 căn hộ chung cư cao tầng để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án. Các dự án hiện đang triển khai thực hiện theo cơ chế đầu tư hiện hành chỉ đáp ứng được 4.498 căn hộ (3.736 căn được đầu tư bằng ngân sách tại 14 dự án, 736 căn hộ đầu tư bằng phương thức xã hội hóa tại 1 dự án). Như vậy, phải đầu tư 17.633 căn hộ nữa để đáp ứng yêu cầu công tác giải phóng mặt bằng (chủ yếu là công trình giao thông, hạ tầng) với số vốn dự kiến khoảng 18.514 tỷ đồng.

{keywords}
Khu nhà tái định cư bỏ hoang giữa thủ đô đang được HANCO3, chủ đầu tư đề xuất phá bỏ toàn bộ.

Hà Nội cho biết, trong điều kiện ngân sách khó khăn, việc TP bố trí đủ nguồn vốn ngân sách (18.514 tỷ đồng) để đầu tư xây dựng quỹ nhà TĐC từ nay đến năm 2020 theo cơ chế hiện hành là không khả thi.

UBND TP Hà Nội đề xuất cơ chế đặt hàng xây dựng nhà ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng. Theo cơ chế này, thành phố tạo quỹ đất (đã giải phóng mặt bằng) tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực để xây dựng nhà ở tái định cư theo quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt. Nhà đầu tư được giao đất để thực hiện dự án, được quản lý, vận hành, bảo trì công trình và được hưởng 10% lợi nhuận định mức (không tính phí lãi vay ngân hàng) hoặc được phép bán 20% quỹ nhà ra thị trường. Thành phố ký hợp đồng đặt hàng với nhà đầu tư. Nhà đầu tư ký hợp đồng bán nhà, thu tiền người mua nhà.

Sau 9-12 tháng kể từ khi đủ điều kiện bố trí tái định cư, nếu thành phố chưa giới thiệu người được mua nhà thì nhà đầu tư được bán nhà ra thị trường để thu hồi vốn và nộp tiền sử dụng đất theo quy định.

Các nhà đầu tư tham gia đầu tư phải đảm bảo 10 tiêu chí trong đó có vấn đề kinh nghiệm, năng lực tài chính, quản trị, tiến độ cam kết... Một trong những tiêu chí quan trọng là nhà đầu tư phải có các cam kết không tính lãi vay trong quá trình triển khai.

UBND TP Hà Nội cũng cho biết đã chuẩn bị 27 dự án với tổng diện tích khoảng 28,5ha (khoảng 19.800 căn hộ) để kêu gọi, lựa chọn các nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo cơ chế trên để đáp ứng quỹ nhà tái định cư còn thiếu từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

Bỏ hoang 150 căn hộ tái định cư cả thập kỷ rồi xin phá bỏ

Trước đó, tại Hà Nội, Công ty CP xây dựng số 3 Hà Nội (HANCO3) có đề xuất thành phố cho phép phá bỏ toàn bộ 3 toà nhà tái định cư thuộc khu đô thị mới Sài Đồng (quận Long Biên) đã xây dựng xong cách đây hơn 10 năm do người dân không nhận nhà.

Đây là dự án nhà tái định cư được triển khai từ năm 2001-2006 do HANCO3 làm chủ đầu tư dùng để tái định cư tại chỗ khi thực hiện dự án giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến phố Sài Đồng nằm trong khu đô thị Sài Đồng. HANCO3 – chủ đầu tư dự án đã có văn bản đề nghị thành phố cho phép phá dỡ toàn bộ dự án để xây dựng nhà thương mại phục vụ tái định cư theo đặt hàng của thành phố đáp ứng nhu cầu mới của người dân hiện nay.

Hồng Khanh 

Hà Nội: Sẽ xây dựng 2.100 căn nhà tái định cư

Hà Nội: Sẽ xây dựng 2.100 căn nhà tái định cư

UBND thành phố Hà Nội dự kiến hết năm 2017, thành phố sẽ phấn đấu hoàn thành 213.000m2 sàn (2.134 căn nhà tái định cư) và 45.500 m2 sàn (568 căn nhà ở xã hội).

Hà Nội: Nhiều khu tái định cư chưa có người ở

Hà Nội: Nhiều khu tái định cư chưa có người ở

Nghịch lý đang diễn ra trong việc xây dựng tái định cư ở Hà Nội khi dự án mới vẫn đang được khẩn trương thực hiện nhưng nhiều tòa nhà đã xây dựng xong lại bỏ trống hoặc ít người đến ở.

Hà Nội sẽ đặt hàng 22.300 căn hộ thương mại làm quỹ tái định cư

Hà Nội sẽ đặt hàng 22.300 căn hộ thương mại làm quỹ tái định cư

UBND TP.Hà Nội vừa đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế đặt hàng nhà thương mại để làm quỹ tái định cư. Dự kiến, từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ đặt hàng 22.300 căn hộ.