Năm 2017 có nhiều kết luận thanh tra về những sai phạm các dự án, chủ đầu tư và cơ quan quản lý trong lĩnh vực bất động sản (BĐS), xây dựng. Bước sang năm 2018 sẽ tiếp tục thanh tra một loạt “ông lớn”.

Thất thu 6.000 tỷ: Điểm mặt nhiều “ông lớn” BĐS

Tháng 11 vừa qua, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành Thông báo Kết luận số 2923 về việc quản lý đầu tư xây dựng một số Dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị của UBND TP Hà Nội, giai đoạn từ năm 2002-2014.

Qua thanh tra cho thấy việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 không căn cứ vào quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt (số tầng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, nâng chiều cao tầng nhà…). Những vi phạm trên làm lợi cho chủ đầu tư vì không phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do những điều chỉnh quy hoạch có lợi, gây thất thu ngân sách Nhà nước. Điều này dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi, trong khi ngân sách Nhà nước bị thất thu ước tính khoảng 6.000 tỷ đồng.

{keywords}
Khu nhà ở Hoàng Hoa Thám, Ba Đình của Tổng công ty Viglacera nằm trong danh sách của Thanh tra Chính phủ.


Trong danh sách các dự án, khu đô thị được Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra với đủ kiểu sai phạm, vi phạm, với nhiều gương mặt của những “ông lớn” trong giới BĐS hiện nay của Hà Nội.

Như dự án Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ do Cty Vinaconex2 (Vinaconex2) hợp tác với Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên. Dự án Khu nhà ở tại số 628 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình do Tông công ty Vigracera làm chủ đầu tư; Dự án thành phố Giao lưu do Cty CP Đầu tư xây dựng Quốc tế Vigeba làm chủ đầu tư; Khu đô thị Xa La của Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên; Dự án tòa nhà chung cư cao tầng có ký hiệu NO- 10 thuộc KĐT mới Dịch Vọng của Cty CP Tập đoàn Hà Đô; Cty CP Thanh Bình, chủ đầu tư dự án KĐT Dịch Vọng, Cty CP ĐTXD Hà Nội, chủ đầu tư dự án KĐT Trung Văn…

Hàng loạt ông lớn BĐS ở TP.HCM dính sai phạm về đất đai

Trong năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Kết luận thanh tra (số 1661/KLTTr-BTNMT) việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường tại TP.HCM. Trong 27 dự án thanh tra thì cả 27 dự án đều có sai phạm.

Theo kết luận thanh tra, Công ty Cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt bị chỉ tên chưa đóng tiền sử dụng đất đối với dự án River City. Dự án này còn nhiều vi phạm khác như: tiến độ thực hiện dự án chậm, không có biên bản bàn giao đất tai thực địa.

{keywords}
Thanh tra Chính phủ chỉ ra sai phạm tại dự án do Vinaconex 2 làm chủ đầu tư tại khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ (P.Đại Kim, Q.Hoàng Mai, Hà Nội).

Khu dân cư phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 do Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Công ích làm chủ đầu tư bị nêu tên vì tiến độ thực hiện dự án chậm, một số công trình chưa xây dựng theo quy hoạch… Chậm tiến độ đến 5 năm là dự án khu nhà ở của Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn tại quận Gò Vấp. Dự án Khu dân cư Bình Trưng Đông - Cát Lái (quận 2) do Công ty cổ phần Eden làm chủ đầu tư có những sai phạm như giao đất cho các hộ nhận chuyển nhượng không có biên bản bàn giao…

Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Tiến Phát cũng có tên trong kết luận sai phạm với dự án khu căn hộ tại phường Thảo Điền, quận 2. Dự án này tiến độ thực hiện chậm đến 33 tháng. Chậm tiến độ đến 5 năm là dự án khu nhà ở của Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn tại quận Gò Vấp.

Quỹ Phát triển nhà ở TP.HCM cũng bị nêu tên chậm tiến độ tại dự án nhà ở cho người thu nhập thấp phường Hiệp Thành, quận 12. Dự án này được giao đất từ năm 2006, nhưng đến nay mới chỉ xây dựng hạ tầng…

Trong số các ông lớn bất động sản sai phạm còn có Công ty cổ phần Đức Khải. Doanh nghiệp này sai phạm tại dự án khu tái định cư phường Phú Mỹ, quận 7, do chưa bàn giao công viên cây xanh và các công trình công cộng cho ngành chức năng quản lý theo quy định, không có biên bản bàn giao đất tại thực địa.

Lộ sai phạm trong những dự án BT nghìn tỷ ở Hà Nội

Theo kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trên địa bàn Hà Nội của Thanh tra Chính phủ, UBND TP.Hà Nội đã để xảy ra sai phạm trong hàng loạt các dự án nghìn tỷ.

{keywords}
Khu đô thị The Manor Central Park của Bitexco một trong những dự án vào tầm ngắm thanh tra 2018.

Kết luận của TTCP chỉ rõ, trong giai đoạn 2008-2012, UBND TP Hà Nội chưa thực hiện đúng việc lập, phê duyệt, công bố danh mục các dự án theo quy định gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà đầu tư. Việc không tuân thủ quy định dẫn đến các thông tin cần thiết về chủ trương đầu tư, các lĩnh vực, dự án kêu gọi đầu tư không được công bố rộng rãi, dẫn đến hạn chế số lượng nhà đầu tư, giảm tính minh bạch và cạnh tranh công bằng.

Tại thời điểm thanh tra có 15 dự án theo hình thức BT nhưng chỉ một dự án thực hiện đấu thầu, còn lại đều là chỉ định thầu.

Kết luận thanh tra nêu nhiều nhà đầu tư được lựa chọn “có năng lực tài chính hạn chế, không đảm bảo như Công ty CP Tasco đối với dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương; Công ty Bitexco với dự án đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An”.

Hầu hết dự án bị chậm tiến độ và nguyên nhân được xác định do chủ đầu tư không đủ năng lực huy động vốn, vốn chủ sở hữu không đảm bảo giải ngân theo tiến độ cam kết như Dự án đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương, dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ…

Theo TTCP, việc giám sát thực hiện hợp đồng của UBND TP Hà Nội và các cơ quan liên quan chưa chặt chẽ. Hầu hết các dự án đều chậm tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện phải gia hạn hợp đồng làm phát sinh tăng chi phí đầu tư và không hoàn thành đúng tiến độ để đảm bảo phục vụ các mục tiêu cấp bách kịp thời như mục tiêu đề ra.

TTCP “điểm danh” nhiều dự án bao gồm Dự án Nhà máy nước Yên Sở (kéo dài thêm 18 tháng, chi phí phát sinh thêm 11,5 triệu USD); dự án đường Lê Văn Lương kéo dài; dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ; dự án đường Lê Đức Thọ-Xuân Phương; dự án bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An; Dự án liên tỉnh Hà Nội-Hưng Yên; dự án nút giao thông Long Biên.

2018 tiếp tục thanh tra hàng loạt các “ông lớn” BĐS

Năm 2017 có nhiều kết luận thanh tra về những sai phạm các dự án, chủ đầu tư và cơ quan quản lý trong lĩnh vực bất động sản. Bước sang năm 2018, một loạt “ông lớn” tiếp tục được thanh tra.

Theo quyết định của Thanh tra Bộ Xây dựng về kế hoạch thanh tra năm 2018. Bộ sẽ thanh tra hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh BĐS và thực hiện quy định của pháp luật về nhà ở tại một số dự án.

Trong số hàng loạt dự án BĐS bị điểm tên thanh tra năm 2018 có rất nhiều dự án lớn của các “đại gia” như Khu tổ hợp du lịch Sonasea Villas and Resort của Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (C.E.O Group); Khu đô thị The Manor Central Park của Bitexco; khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây của Cty TNHH Phát triển THT và loạt dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Hòa Bình của Cty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco).

Một số cái tên đáng chú ý khác là: Khu nhà ở Thạch Bàn, tổ hợp văn phòng nhà ở, siêu thị cao cấp MD Complex Tower, nhà ở của Quân khu 5, nhà ở Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, khu nhà ở Bộ tư lệnh tăng thiết giáp, khu nhà ở Quân khu 7 của Tổng Cty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng; Khu trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang của Cty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn; Khu biệt thự cao cấp Ocean View Nha Trang, dự án Higlander Resort của Cty TNHH TM - DV Thiên Nhân II.

Lãnh đạo Thanh tra Bộ Xây dựng cho hay, đây là hoạt động thanh tra thường kỳ trong năm 2018. Trong khi đó nhiều cho rằng, ở các thị trường “sốt nóng” như Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang…., việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên là cần thiết nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ, thổi giá làm nhiễu loạn thị trường.

Hồng Khanh

Tiền tỷ mua chung cư, nơm nớp nỗi lo tranh chấp

Tiền tỷ mua chung cư, nơm nớp nỗi lo tranh chấp

Cùng VietNamNet điểm lại những vụ việc lùm xùm tai tiếng liên quan đến các dự án chung cư 1 năm qua.

Dự án 423 Minh Khai được điều chỉnh 540 phòng khách sạn sang căn hộ chung cư

Dự án 423 Minh Khai được điều chỉnh 540 phòng khách sạn sang căn hộ chung cư

Toàn bộ chức năng căn hộ khách sạn tại 2 tòa nhà A và B 540 phòng được điều chỉnh sang chức năng căn hộ chung cư ở Dự án 423 Minh Khai

Những vụ tranh chấp chung cư đình đám nhất 2017

Những vụ tranh chấp chung cư đình đám nhất 2017

Năm 2017 bùng nổ nhiều vụ tranh chấp chung cư, mâu thuẫn gay gắt giữa dân cư và chủ đầu tư không được giải quyết khiến người dân chung cư phải căng băng-rôn xuống đường phản đối đòi quyền lợi.