Chọn mảnh đất có vị trí thuận lợi, địa chất tốt

Nếu đất sẵn có của ông bà, tổ tiên, bạn không có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, nếu mua đất để xây nhà, thì lại là chuyện khác. Bạn nên chọn mua mảnh đất có giao thông thuận tiện vì sẽ giúp bạn giảm bớt rất nhiều chi phí trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng khi xây.

{keywords}
Chọn mảnh đất thuận lợi để xây nhà giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây nhà là thổ nhưỡng, địa chất của mảnh đất đó. Những mảnh đất là đất sét, đất cát, đất nhão, đất địa tầng yếu hay khu vực dễ ngập úng, gần mạch nước ngầm, dễ bị sạt lỡ, sụt lún,… sẽ "ngốn" của bạn rất nhiều tiền bạc vào việc gia cố móng nhằm đảm bảo sự chắc chắn cho ngôi nhà.

Giả sử mua phải một mảnh đất ở khu vực có tầng địa chất yếu, bạn phải gia cố móng như ép cọc, khoan cọc nhồi, đóng cừ tràm... Ngược lại, đối với những nơi có tầng địa chất cứng, việc gia cố móng sẽ đơn giản hơn nhiều, có thể giảm từ 20% tới 30% giá thành so với vùng đất yếu.

Lên ngân sách dự kiến cho toàn bộ công trình

Khi xây nhà, nhất định cần lên ý tưởng và dự trù kinh phí. Dự toán ngay từ đầu mức tài chính sẽ khiến bạn có một kế hoạch rõ ràng, một số tiền cụ thể để chuẩn bị từ trước. Để dự trù kinh phí, gia chủ phải ước lượng phần xây thô của công trình hết bao nhiêu và phần hoàn thiện của ngôi nhà hết bao nhiêu. Thông thường, phần xây thô sẽ chiếm khoảng 2/3 số kinh phí, 1/3 còn lại sẽ dành cho phần hoàn thiện căn nhà.

{keywords}
Dự trù kinh phí tạo nên một bản kế hoạch rõ ràng.

Ví dụ một căn nhà 2 tầng với khoảng 500 triệu, thì phần xây thô sẽ hết khoảng 350 triệu, còn lại sẽ phục vụ cho phần hoàn thiện của ngôi nhà như: cửa chính, cửa sổ, gạch, sơn, thiết bị vệ sinh, điện, nước, nội thất... Tất nhiên những con số này cũng chỉ mang tính chất tương đối, muốn cụ thể phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác.

Ngoài ra, bạn cũng nên dự trù một khoản gọi là chi phí phát sinh. Chi phí phát sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thời điểm làm nhà, giá nguyên vật liệu tăng, chi phí nhân công biến động...

Xác định loại dịch vụ xây dựng phù hợp với mình

Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều dịch vụ như: Xây nhà trọn gói, xây nhà phần thô… Xác định loại dịch vụ nào hợp với mình không những tiết kiệm thời gian mà còn tiết kiệm công sức cho chính bạn. 

Xây nhà trọn gói thích hợp cho những cá nhân quá bận rộn với công việc riêng, chưa có kiến thức về xây dựng và muốn nhà thầu thực hiện trọn gói từ A-Z, chỉ việc dọn vào ở. Xây nhà phần thô là thi công hoàn thiện bộ khung cho ngôi nhà như trong hồ sơ thiết kế thi công gồm: Kết cấu bê tông cốt thép (móng, dầm, sàn, cột) hợp với nhu cầu đầu tư, cho thuê… Tùy vào mục đích và quỹ thời gian, bạn có thể đưa ra sự lựa chọn hợp lý cho mình.

Trang bị kiến thức cơ bản về xây dựng

Nếu không trang bị những kiến thức cơ bản về xây dựng, bạn sẽ rất dễ bị nhà thầu báo giá với mức giá trên trời. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu những kiến thức căn bản như: Số tiền bỏ ra để xây nhà, số tầng, số phòng cho ngôi nhà, đơn giá nhân công tại khu vực mình ở...

{keywords}
Lấy đủ số lượng vật liệu xây dựng cần thiết cho từng hạng mục giúp tiết kiệm tiền bạc.

Để xây nhà tiết kiệm chi phí nhất thì bạn nên tham khảo các mẫu nhà đơn giản, không có nhiều chi tiết cầu kì, rườm rà.

Chú ý đến việc mua bán, quản lý vật liệu xây dựng

Tính toán khối lượng xây dựng vừa vặn sẽ giúp bạn cân đối nguồn tiền, tránh lãng phí. Bạn nên chủ động làm việc với nhà thầu về khối lượng nguyên, vật liệu cho mỗi hạng mục, tránh tình trạng mua thừa, chất đống và mất kiểm soát. Bạn chỉ cần lấy đủ số lượng cần thiết cho từng hạng mục và xác định chỗ tập kết nguyên vật liệu để dễ bề quản lý, bảo vệ. Làm tốt việc này bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ.

Minh Châu  (Tổng hợp)

Kinh nghiệm xây nhà dưới 1 tỷ để không cạn tiền, ngập trong đống nợ

Kinh nghiệm xây nhà dưới 1 tỷ để không cạn tiền, ngập trong đống nợ

Những kinh nghiệm về thiết kế, thi công, hoạch định chi phí... sẽ giúp bạn xây nhà dưới 1 tỷ không tốn tiền vào những việc không hợp lý rồi ngậm ngùi phải vay mượn thêm do chi phí thực tế đội lên quá nhiều với kinh phí dự trù.