-Môi giới địa ốc là nghề có rất nhiều cơ hội về tiền bạc nhưng cũng không ít thách thức. Một trong những thách thức lớn nhất của các nhà môi giới đó là tình trạng “xù tiền môi giới”. Tình trạng này đang diễn ra ngày một nhiều khiến mọi người phải lao đao và suy tư về mặt trái nghề nghiệp.

Câu chuyện dưới đây được kể lại bởi độc giả Kerry Le, người có nhiều trải nghiệm trong nghề môi giới, trong 1 buổi café với CEO của Ocean Home - công ty start-up về lĩnh vực môi giới bất động sản.

{keywords}

Nghề môi giới cần môi trường chuyên nghiệp để phát triển bền vững

- Mấy tháng nay công việc của anh có tốt không?

- Start-up mà em, khó khăn chồng chất. Nhiều lúc mệt mỏi quá em à. Muốn dừng lại mà…. Cái nghề môi giới bất động sản này nó bạc lắm em. Anh vừa bị chủ nhà nó “xù” tiền môi giới này.

- Sao vậy anh, anh làm ăn sao mà để chủ nhà “xù” vậy? Không cho kí hợp đồng môi giới à?

- Chú biết đó, cái thị trường cho thuê và mua bán lại nó bát nháo lắm. Bát nháo từ môi giới đến cả chủ nhà lẫn khách hàng. Nhân viên của anh dẫn khách đi xem nhà, chủ nhà thì hứa, nếu kí hợp đồng từ một năm trở lên, chủ nhà sẽ cho 1 tháng phí. Bọn anh dẫn khách đến, chủ nhà treo biển, thế là khách và chủ nhà lấy số điện thoại của nhau qua mặt bọn anh luôn. Anh nghi ngờ gọi hỏi khách và chủ nhà họ chối bay chối biến. Nhưng cuộc sống mà nó nhiều chuyện không ngờ. Khách của anh sau 2 tháng gọi lại báo anh đã thuê căn đó. Giờ đòi phí chủ nhà mà khó quá!

- Tại anh không cho kí hợp đồng môi giới.

- Trời! Thị trường cho thuê và mua bán lại nó vậy đó em ơi! Khi nào khách kí thì kí luôn hợp đồng môi giới. Phần rủi ro luôn thuộc về bọn anh. Chủ nhà thì luôn nghĩ “Bọn này có làm cái gì đâu, dẫn khách nói khơi khơi kiếm vài ba ngàn đô! Ngon quá còn gì! Đúng là buôn nước bọt mà”.

Anh thì rất ghét tư duy đó, chính kiểu nghĩ đó vô hình giết ngành dịch vụ này. Chú nhìn sang bên cạnh mình đó, dân Singapore nó có làm gì đâu cũng là dịch vụ, cũng là “buôn nước bọt” thì dân mình coi trọng ngưỡng mộ. Bọn anh cũng làm vậy họ cho là “cò, buôn nước bọt…” họ chả coi nó là nghề nghiệp. Đến là nực cười, anh nhớ đến cô bạn anh xem phim Hàn Quốc, trai Hàn nó trang điểm, khóc nức nở. Cô bạn anh cảm động, hâm mộ coi là “Soái Ca”. Cũng như vậy, diễn viên Việt thì bị coi là biến thái, phim dở hơi...

- Anh ơi! Không nên trách cứ họ, em thấy nhiều bạn môi giới tự tay hủy hoại chính ngành nghề này.

- Anh đồng ý, rất nhiều môi giới không ý thức được sứ mạng, hình ảnh của một ngành nghề. Nói đâu xa bữa nọ anh có khách hẹn đi xem biệt thự. Đến nơi, gặp 2 bạn trẻ măng nhìn là biết môi giới đóng giả khách. Anh nói chuyện một lúc 2 bạn thú nhận là nhân viên bán dự án mới, có khách hỏi thuê đóng giả khách đi lấy sản phẩm về.

Còn vụ mấy bạn bất chấp hạ giá dịch vụ thậm chí “phá giá” dịch vụ chơi xấu nhau. Như anh cho thuê căn khoảng 8 triệu 1 năm, ở chung cư Bộ Công An, lấy phí dịch vụ 8 triệu, thế mà về sau có bạn chỉ lấy 2 triệu phí dịch vụ, để dành giật chủ nhà. Thậm chí có bạn môi giới khách công ty anh kí rồi, họ còn phá đám, báo khách là căn đó có ma… đủ các trò.

- Em cũng biết thực trạng đó. Nhưng biết sao giờ anh, thị trường giờ nó vậy rồi, biết bao giờ mới “ngon lành cành đào” như nước người ta đây.

- Cái đó nó xa vời quá em ơi! Em nhìn kìa… (tôi hướng mắt theo tay anh chỉ) mưa ngập thế kia, kẹt xe, đèn đỏ mà họ vẫn bon chen. Tính người Việt mình nó thế rồi.

Tôi im lặng không nói gì, nhưng tôi nghĩ khác anh. Tôi tin người Việt mình rất thông minh, sáng tạo có nhiệt huyết cái thiếu của mình là chưa biết làm việc nhóm. Hi vọng rằng thời gian tới tình trạng này sẽ được khắc phục.

Độc giả Kerry Le