Văn bản nhiều rồi mà chưa thấy các sở hành động

Tại cuộc họp thường kỳ của UBND TP Đà Nẵng hôm qua, Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã yêu cầu các Sở ngành địa phương báo cáo kết quả thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố về việc xử lý các khách sạn, nhà hàng, khách quán tạm gây ô nhiễm môi trường, nhất là ở khu vực ven biển.

Song diễn biến cuộc họp được báo chí tưởng thuật cho thấy, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng rất không hài lòng về tiến độ triển khai của các cấp.

“Nhà hàng, khách sạn nào mà đánh giá tác động môi trường không bảo đảm yêu cầu thì xuống kiểm tra, xử phạt - đóng cửa; giấy phép hết hạn – đóng cửa; cấp giấy phép tạm, hết hạn – đóng cửa; không có giấy phép mà quận, huyện, xã, phường tự ý cho thì bắt quận, huyện, xã, phường xuống đóng cửa, dọn dẹp. Văn bản nhiều lắm rồi mà chưa thấy các quận, huyện và 2 Sở Xây dựng, Sở TN&MT hành động. 

{keywords}

Câu chuyện khai thác thế nào các khu đất vàng ven biển luôn là đề tài nóng tại các địa phương, các quốc gia.

Tôi cũng nhắc các quận, huyện rồi đó, chứ không phải cứ ngâm ở dưới trong khi trên này từ Thành ủy, HĐND, UBND liên tục ra văn bản chỉ đạo mà vẫn không làm gì cả. Sắp tới, Sở TN&MT bố trí một ngày, UBND TP phân công Chủ tịch, Phó chủ tịch đi kiểm tra một vòng, thấy quán nào còn hoạt động không đạt yêu cầu về môi trường mà tự ý bố trí, giấy phép tạm hết hạn mà vẫn còn tồn tại thì xử lý anh có trách nhiệm đó luôn!”.

Thậm chí ông Huỳnh Đức Thơ quyết liệt chỉ đạo, “anh nào cho, anh nào cấp cho những chỗ đó hoạt động thì anh đó phải tự động giải quyết, chứ không phải các anh cứ làm cho đã ra đó, còn trên này cứ nhắc nhở miết. Anh phường tự ý cho thuê mở nhà hàng, quán tạm, bây giờ không đảm bảo môi trường thì anh phải tự dẹp lấy. Mà anh không dẹp được thì tôi dẹp anh. Ông quận tự cho, tự làm mà không kiểm tra, không xử lý được thì cũng “bưng” luôn.

Ông Sở Xây dựng cũng vậy. Ông cấp phép tạm cho người ta, hết hạn rồi mà họ vẫn cứ chình ình đó, hoạt động tiếp thì anh tự lo rút giấy phép đi, tự lo xử lý đi, không để nhắc nữa. Còn anh không làm được thì thôi, anh cũng đừng làm Giám đốc Sở nữa. Sở TN&MT cũng vậy. Thống nhất với nhau tinh thần như thế!”.

Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng Tô Văn Hùng giãi bày, qua kiểm tra vi phạm về DTM, Sở đã xử lý 13 khách sạn thuộc thẩm quyền quản lý. Còn lại hơn 450 nhà hàng, quán tạm thuộc phạm vi xử lý của quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn thì Sở cũng đã có văn bản báo cáo, đề nghị UBND TP chỉ đạo các quận này vào cuộc.

Ông Thái Ngọc Trung, Phó giám đốc phụ trách Sở Xây dựng Đà Nẵng tiếp lời cho biết đã làm việc với 2 quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn nhưng hai quận này đang báo cáo có những vướng mắc.

“Không có vướng mắc gì cả!”, ông Huỳnh Đức Thơ cắt ngang. “Yes or No thôi chứ cũng không có kiến nghị lằng nhằng gì nữa hết!”.

Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ  điểm huyệt có những khu đất trống của các chủ đầu tư nhưng các xã, phường đứng ra thu tiền, cho người khác tới mở hàng quán kiên cố. Ông chỉ trích “chỉ biết thu tiền thôi chớ không biết gì nữa hết, cứ để xả ra như thế!”.

Không dừng lại ở đó, ông Huỳnh Đức Thơ cho biết có chuyện, nhà đầu tư muốn lấy đất lại nhưng cũng “khóc” luôn vì những chỗ đó thuê giang hồ tới không cho lấy đất lại. Kêu xã phường ra thì mấy ổng cười khì khì!

 “Đà Nẵng không thể để những chuyện như thế được, phải làm thật nghiêm túc đi. Ông xã, phường nào tự ý cho người ta mở nhà hàng, quán tạm không đạt tiêu chuẩn môi trường thì phải tự dẹp. Tôi cho ông một tuần lễ, ông không bảo họ tự dẹp được thì tôi “tính sổ” với ông ngay!”, ông Thơ chốt.

Không nhằm phục vụ lợi ích riêng của một nhóm nhỏ cá nhân

Câu chuyện khai thác thế nào các khu đất vàng ven biển luôn là đề tài nóng tại các địa phương, các quốc gia.

Trên thực tế, quốc gia, địa phương nào có biển được  xem là một lợi thế. Việc đầu tư, xây dựng, cải tạo các khu vực ven biển không những tạo được cơ hội để tăng cường các hoạt động công cộng mà còn mang đến cơ hội kinh tế lớn lao để thúc đẩy sự phát triển của khu vực đó. Tuy nhiên dù có tác động thế nào cũng dứt khoát phải tính đến cân bằng sinh thái, tôn trọng thiên nhiên.

Thông thường, các quốc gia, các địa phương có biển luôn tìm cách qui hoạch các vùng bờ biển thành các khu dịch vụ, thương mại… hơn là cắt xẻ thành các dự án manh mún tư lợi. Bàn về quy hoạch Trong một cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam, kiến trúc sư người Mỹ - Carlos Zapata, người có nhiều kinh nghiệm và cũng từng tham gia nhiều thiết kế, kiến trúc tại Việt Nam chia sẻ, hiện có nhiều quan điểm về cách khai thác không gian ven biển.

Ông dẫn chứng, một tỉnh miền Trung Việt Nam vừa có kế hoạch xây “bức tường cao ốc” ven biển đang vấp phải sự phản đổi của nhiều người với lý do, không thể để các dự án như thế lấn át không gian tự nhiên ven biển?

Điều quan trọng trước nhất là phải đảm bảo dự án này không làm cản trở mọi người tiếp cận các khu vực ven biển. Trừ khi đây là công trình đặc biệt, tầm quốc gia, đòi hỏi cần phải có sự biệt lập, ví dụ bến tàu thuyền, hoặc các công trình quân sự.

Từ trước đến nay trên thế giới đã có nhiều công trình kiến trúc xây dựng ven biển. Nhiều công trình đã chứng minh sự thành công nhưng không ít công trình đã cho thấy sự thất bại do tư lợi, cách tiếp cận ngắn và không loại trì thiếu nghiên cứu thấu đáo những hệ lụy kéo theo.

Đôi khi cũng có những chủ trương riêng của các chính quyền địa phương phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương đó. Tuy nhiên, “tôi một lần nữa khẳng định, các dự án thành công và sinh lợi cần tránh tối đa xây dựng các công trình, dịch vụ ven biểnchỉ nhằm phục vụ lợi ích riêng của một nhóm nhỏ cá nhân”, Carlos Zapata đúc kết.

T. Lan

Bất động sản Đà Nẵng giảm nhiệt hầu hết các phân khúc

Bất động sản Đà Nẵng giảm nhiệt hầu hết các phân khúc

Từ cuối năm 2017 đến nay, thị trường bất động sản Đà Nẵng có dấu hiệu giảm nhiệt ở hầu hết các phân khúc, ngoại trừ đất nền.