Vấn đề quan trọng là khi đã hình thành những con phố đó thì phải vun đắp cho nó, để cho nó trở thành thương hiệu đẹp thật sự.

Đường hoa, đường sách, đường âm nhạc và tuyến phố đi bộ- đó là những con đường vui, là điểm nhấn trong lòng đô thị hiện đại. Gần đây, cư dân đô thị thêm niềm vui khi biết thành phố mình đang sống có hoặc sẽ có những con đường như thế. Nhất là ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, những con đường vui đó được người dân đặc biệt hoan nghênh, dẫu rằng vẫn còn đó nhiều việc phải làm để “điểm nhấn đô thị” đẹp hơn.

{keywords}

Đường sách TP Hồ Chí Minh

Trong các đô thị, vấn nạn đường sá ngày càng trở nên nghiêm trọng, bức bối, đặc biệt đối với những thành phố lớn. Ra đường là... ra chiến trường khi mà lượng xe cộ dày đặc; chen lấn, giành giật nhau để đi. Vỉa hè bị cắt gọn giành đất mở đường cho xe cộ lưu thông.

Những hàng cây cũng theo đó mà biến mất. Rồi thì cầu vượt, cầu chui mọc lên nhưng vẫn không thể giải quyết được nạn ùn tắc.

Vào giờ cao điểm hay những ngày mưa, nhiều nút giao thông kẹt cứng, người ta chôn chân tại chỗ trong sự bực bõ, sốt ruột. Cũng chính từ sự quá tải ấy mà sinh ra nhiều hệ lụy, kể cả việc tâm tính con người bị thay đổi. Người ta dễ mất bình tĩnh hơn, dễ cáu bẳn hơn.

Cũng do lòng thành phố quá chật chội nên những con đường dẫu có mở ra nhiều hơn, to hơn thì chật chội vẫn hoàn chật chội. Ô nhiễm đô thị do giao thông gây ra ngày một nặng nề hơn, “Ninja” xuất hiện trên đường phố ngày một nhiều hơn. Bộ mặt đô thị cũng vì thế mà xấu đi. Đã thế, nạn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè thực sự đã trở thành căn bệnh trầm kha, “chữa trị” đủ cách vẫn chưa khỏi.

Nói tóm lại, nội thành những đô thị lớn ngày một chật chội. Giao thông động cũng chưa lo nổi nên giao thông tĩnh lại càng khó khăn.

Trong tình thế ấy “bỗng dưng” xuất hiện những con đường “sống chậm” giàu tính văn hóa, là sự văn minh đô thị- đó là đường hoa, đường sách, đường âm nhạc và đường đi bộ. Trước hết phải đánh giá rất cao ý tưởng lẫn quyết tâm hình thành những con đường ấy.

Trong lúc đường phố chật chội căng cứng, chỉ nghĩ đến một con đường thảnh thơi đã khó. Ấy vậy mà chúng đã được hình thành, ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Giành đất cho nó cũng có nghĩa là quan tâm đến đời sống tinh thần của người dân.

Thực tế thì nhiều con đường, nhiều tuyến phố được hình thành một cách tự nhiên, cho dù “tên khai sinh” của chúng là gì. Ví dụ, với người Hà Nội, nói đến “phố quần áo” là người ta hình dung ngay ra phố Trần Nhân Tông. Mua đồ thủy tinh, bát đũa thì đến phố Hàm Long. Ngay cả cái việc... ăn thịt chó thì một thời người ta chỉ biết đến Nhật Tân.

Sự hình thành tự nhiên ấy có lí do thực tế của nó. Nhưng nay, với sự chủ động, chính quyền đã quy hoạch cả những phố mang tính “chuyên đề” rất văn hóa thì lại là chuyện rất khác.

Mấy năm nay, mỗi độ Tết đến Xuân về, không chỉ người dân TP.Hồ Chí Minh mà người nhiều nơi khác biết đến đường hoa Nguyễn Huệ.

Trong một không gian rất đẹp bởi những kiến trúc đặc sắc, là miên man các loài hoa, cây cảnh. Có thể nói hầu hết những loài hoa đẹp của đất nước vào cữ đó đều có mặt ở đường hoa Nguyễn Huệ.

Hà Nội dịp Tết cũng có đường hoa, đó là đường hoa đào Hàng Lược truyền thống và không gian hoa xung quanh Hồ Gươm. Chính những con đường “sống chậm” ấy đã trở thành điểm nhấn quan trọng trong lòng đô thị, khiến tâm hồn reo vui trở lại khi được dứt mình ra khỏi sự gầm gào của những loại động cơ.

Nhưng, gần đây, có một số ý kiến chê bai đường sách, đường hoa, phố đi bộ. Kể cả dự án xây dựng con đường âm nhạc cũng bị mổ xẻ, cho dù nó mới chỉ là ý tưởng.

Ví dụ, có người cho rằng, đường sách chỉ phục vụ cho một cộng đồng nhỏ cư dân thành phố, lại bị thương mại hóa, trở thành “phố bán sách” dành cho những nhà xuất bản và giới đầu nậu.

Có người lại cho rằng, phố ấy bị “thầu” rồi. Ai đó bỏ tiền ra “mua” con phố, rồi “san nền, phân lô” bán lẻ cho người khác giống kiểu mấy nhà đầu cơ bất động sản “chạy” dự án để kiếm lời.

Nếu điều đó có thật thì rất đáng phê phán, phải chấn chỉnh. Nhưng cũng không thể vì thế mà “vùi dập” phố hoa, phố sách, phố đi bộ.

Như đã nói, trong sự chật chội của đô thị hiện nay, có một đoạn phố để ta có thể thảnh thơi là một nỗ lực rất lớn và rất cần thiết.

Vì thế, nó phải được trân trọng, được vun đắp để ngày một đẹp hơn, tốt hơn; chứ không phải là kết thúc sứ mệnh của nó một cách vội vã.

Vậy thì, vấn đề quan trọng là khi đã hình thành những con phố đó thì phải vun đắp cho nó, để cho nó trở thành thương hiệu đẹp thật sự. Đó là điều không dễ làm. Mà đã không dễ thì rất cần sự chung sức của nhiều người.

Nam Việt/ theo Đại đoàn kết

*Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt

Hạ thấp đê sông Hồng tính khả thì và những hệ lụy

Hạ thấp đê sông Hồng tính khả thì và những hệ lụy

Trình độ và công nghệ hiện nay, việc xây dựng một bức tường bê tông đủ chắc chắn, an toàn để chống lũ bất thường cho phép hạ độ cao đoạn đê đất hiện nay.

Tháng 2/1979: Những ngày trong trại tập trung bên kia biên giới

Tháng 2/1979: Những ngày trong trại tập trung bên kia biên giới

“Chuyến tàu chạy hết một ngày đêm, đến nơi nào đó trên đất Trung Quốc rồi tất cả bị đưa vào trại tập trung. Có cả nghìn người  Việt Nam bị đưa vào đó.”

Ông Lê Kiên Thành nói về cha và ngày 17/2/1979

Ông Lê Kiên Thành nói về cha và ngày 17/2/1979

Nhà cầm quyền Trung Quốc muốn chúng ta cảm nhận được sức nặng của một tỷ người đến cỡ nào. Trước sự ngoan cường của người Việt, họ đã phải rút quân về nước.

Chiến tranh biên giới 1979: Nhân chứng và nấm mồ 400 người

Chiến tranh biên giới 1979: Nhân chứng và nấm mồ 400 người

Lính Trung Quốc thả bộc phá và khí ngạt vào hang khiến gần 400 người cả dân và quân thiệt mạng, chỉ vài người sống sót, trở thành nhân chứng cuối cùng cho câu chuyện bi tráng ở pháo đài Đồng Đăng.

‘Hà Nội không vội được đâu’ và chuyện ‘thần thiêng nhờ bộ hạ’

‘Hà Nội không vội được đâu’ và chuyện ‘thần thiêng nhờ bộ hạ’

Tôi rất mừng với những thông tin về chuyển động gần đây của Thủ đô Hà Nội.

Bí thư thành ủy không ngại mang tiếng ‘đánh bóng bản thân’

Bí thư thành ủy không ngại mang tiếng ‘đánh bóng bản thân’

Bí thư Thành ủy Tây Ninh đã mở trang Facebook cá nhân để "đối thoại" với dân, không ngại ý kiến cho rằng làm như vậy để đánh bóng bản thân…

Trump và Tập: chiến tranh thương mại?

Trump và Tập: chiến tranh thương mại?

ổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh quyết định rút Mỹ khỏi TPP, thảo luận lại Hiệp định Thương mại tự do bắc Mỹ (Nafta), xác định từng vi phạm hiệp định thương mại với từng nước để có biện pháp thích hợp. 

Tôi ngồi run rẩy với thơ

Tôi ngồi run rẩy với thơ

Trong ngày thơ, ai cũng muốn có mặt, ai cũng muốn thơ mình xuất hiện, nên cái việc chọn người đọc thơ, chọn thơ công bố khó vô cùng, lơ mơ là ăn chửi.

Ông Trump và những mối lo có thực

Ông Trump và những mối lo có thực

Cuối tuần này ông Abe và ông Trump gặp lại nhau tại Washington và Florida.Cuối tuần này ông Abe và ông Trump gặp lại nhau tại Washington và Florida.

Thua ở Tòa phúc thẩm, chính quyền Trump sẽ chơi trò “tốc độ”

Thua ở Tòa phúc thẩm, chính quyền Trump sẽ chơi trò “tốc độ”

Giới phân tích cho rằng, một sắc lệnh cấm nhập cư mới của chính quyền Trump (nếu có) vẫn sẽ vấp phải những thách thức pháp lý.

Một TPP không có Mỹ vẫn tốt hơn là không có TPP

Một TPP không có Mỹ vẫn tốt hơn là không có TPP

Còn quá sớm để nói về thời kỳ hậu TPP. Vì lợi ích của nền kinh tế nước ta cần hợp tác chặt chẽ với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong nỗ lực duy trì TPP. Một TPP không có Mỹ vẫn tốt hơn là không có TPP. 

Quan hệ Nga - Thổ có rạn nứt sau vụ không kích nhầm?

Quan hệ Nga - Thổ có rạn nứt sau vụ không kích nhầm?

Các chuyên gia cho rằng, quan hệ Nga-Thổ khó có thể rạn nứt sau vụ không kích nhầm bởi hai nước cần phối hợp với nhau trong cuộc chiến ở Syria.

Trùng tu không nên làm theo kiểu mặc áo mới cho di tích

Trùng tu không nên làm theo kiểu mặc áo mới cho di tích

“Công việc trùng tu hiện nay, giống như lái xe ra đường bừa bãi mà không có bằng, không theo luật giao thông nào cả. Người ta không trùng tu, mà luôn tìm cách làm lại từ đầu di tích”- ông Phan Cẩm Thượng cảm thán.

Ông Trump nhường ông Tập: Bắc Kinh vẫn chưa nguôi ngoai

Ông Trump nhường ông Tập: Bắc Kinh vẫn chưa nguôi ngoai

Ông Donald Trump vừa nhũn nhặn với Bắc Kinh bằng một cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình, khẳng định sẽ tôn trọng chính sách "một Trung Quốc".

Truyền hình trả tiền: lưỡng nan chiến lược cạnh tranh

Truyền hình trả tiền: lưỡng nan chiến lược cạnh tranh

Năm 2017 hứa hẹn sẽ là năm thú vị trong lĩnh vực truyền hình trả tiền (THTT), khi mà hàng loạt doanh nghiệp được cấp phép hoạt động.

Barie trên vỉa hè: Đâu thể hy sinh cái này để bảo vệ cái khác

Barie trên vỉa hè: Đâu thể hy sinh cái này để bảo vệ cái khác

Mới đây, vỉa hè một số khu vực ở quận 1 (TPHCM) đã được gắn barie để ngăn xe máy chạy lên.

Ẩn ý của ông Trump đằng sau cái bắt tay dài 19 giây

Ẩn ý của ông Trump đằng sau cái bắt tay dài 19 giây

Người ta đang theo dõi các động thái đằng sau cái bắt tay dài 19 giây giữa Trump và Abe cùng với việc việc ông Trump đột ngột đổi khẩu khí: Liên minh Mỹ-Nhật "không gì phá vỡ nổi".

Lãnh đạo Đà Nẵng nói về tiến cử cán bộ trẻ dưới 35 tuổi

Lãnh đạo Đà Nẵng nói về tiến cử cán bộ trẻ dưới 35 tuổi

"Như vậy, người được quyền tiến cử trước khi tiến cử phải có sự đánh giá, lựa chọn chính xác đúng đối tượng, công tâm, khách quan để khi công bố nhận được sự đồng thuận của tập thể cơ quan, đơn vị mình."

Đau bụng uống nhân sâm….

Đau bụng uống nhân sâm….

Mấy ngày đầu năm nay tôi thấy nhiều hiện tượng kiểu “thày lang nhân sâm” xuất hiện.

Những "liên lạc bất thường": Nga nỗ lực thừa nhận, Mỹ ra sức bác bỏ

Những "liên lạc bất thường": Nga nỗ lực thừa nhận, Mỹ ra sức bác bỏ

Không chỉ có ông Mike Flynn, nhiều trợ lý của Tổng thống Mỹ Donald Trump từng liên hệ với Nga trong suốt nhiều năm qua.

Học văn ở Mỹ, tôi thực sự thấy mình là ‘trung tâm’

Học văn ở Mỹ, tôi thực sự thấy mình là ‘trung tâm’

Không thể phủ nhận rằng cách học văn ở Mỹ thực sự "lấy người học là trung tâm" - như câu khẩu hiệu tôi vẫn nghe quen khi còn học ở Việt Nam.

Xử phạt “tè bậy” và sự đòi hỏi của văn minh, pháp luật

Xử phạt “tè bậy” và sự đòi hỏi của văn minh, pháp luật

Để có được một môi trường sạch sẽ, không chỉ là việc phạt thật nặng – mà cần những tư duy lớn, bao quát hơn…