- Để cắm mốc và làm chủ được 33 điểm đóng quân ngày nay tại Trường Sa, biết bao thế hệ đã vượt bão giông, hy sinh tuổi thanh xuân, phải mất cả máu và nước mắt.

Mời đọc bài: ‘Cháu ra gặp chú, người ta lại nghĩ cháu đến xin chức’

Nơi đảo xa

Đại tá Phạm Công Phán không bao giờ có thể quên những ngày tháng cắm mốc và xây dựng Trường Sa giai đoạn 1978 – 1985. 

Lúc đó, ông nhận nhiệm vụ chỉ huy cắm mốc và xây dựng hàng loạt các đảo từ Sinh Tồn Đông, Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh… Trải qua bao ngày tháng khắc nghiệt, nhưng với ông, khó khăn là chuyện tất yếu của đời quân ngũ. Ông luôn thể hiện tinh thần lạc quan để động viên chiến sỹ.

{keywords}
 Những ghi chép vết thương từ các trận chiến của Đại tá Phạm Công Phán.

Đại tá Phán nhớ lại, cả đảo khi đó không có cây gì sống được ngoài bàng vuông, thèm rau xanh như cá cần nước. Hải sản dưới biển thì nhiều nhưng không ăn được, bởi thiếu chất xơ nên cơ thể có nạp thêm đạm thì cũng khó tiêu hóa. 

Nhiều đảo ở xa, kinh tế khó khăn, phương tiện hạn chế, mỗi năm tàu chỉ ra tiếp tế được một lần và cũng không thể tới gần đảo, neo đậu có khi cách xa tới 2-3km. Lương thực, thực phẩm, nước ngọt vận chuyển từ bờ ra nhưng năm sau mới được dùng, vì phải ưu tiên dùng hết đồ cũ trước. 

Nước ngọt quý như vàng, mỗi lần tàu ra tới nơi thường bị lẫn trong đó đến 1/4 là nước biển. Do thuyền neo ở xa, phải dùng thuyền nhôm vận chuyển, sóng đánh hòa nước mặn với nước ngọt. Nhưng, với lính đảo, nước có màu trong và bớt mặn đã là hạnh phúc lắm rồi. Tiết kiệm nước ngọt luôn là nhiệm vụ thường trực. Hàng ngày đại đội trưởng mở 'kho' cấp cho mỗi chiến sỹ một ca nước, đa phần dành làm nước uống.

Những tân binh mới được điều động ra làm nhiệm vụ ngoài đảo, năm đầu tiên dễ lên cân bởi ngoài thời gian canh gác họ thường ngủ rất nhiều. Nhưng tới năm thứ 2 thì chững lại và đến năm thứ 3 thì gầy quắt bởi đa phần ăn đồ hộp, thiếu thực phẩm tươi và rau xanh.

Chuyện lính đảo, chống chọi với khó khăn để bảo vệ Trường Sa không thể kể hết trong một vài ngày. Nhưng những gian nan đó không dễ gì quật ngã người lính. Nhiều thế hệ đi trước đã hoàn thành cắm mốc hàng chục đảo mới, làm nền móng và xây dựng những điểm đảo vững chắc giữa đại dương.

Tuổi hai mươi mãi mãi nằm lại ở Trường Sa

Trong trận chiến ngày 14/3/1988 tại Gạc Ma, 64 cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh khi tham gia cắm mốc chủ quyền tại cụm đảo Sinh Tồn. Đa phần là những chàng trai tầm tuổi 20 – cái tuổi đang ấp ủ nhiều dự định và kế hoạch tương lai, nhưng tất cả đã nằm lại cùng với họ dưới biển khơi.

Năm đó, Đà Nẵng có 8 chiến sỹ nghe tiếng vọng từ Trường Sa đã khoác ba lô ra đảo, 7 người trong số họ đã hy sinh anh dũng.

Bà Hồ Thị Lai – mẹ liệt sỹ Trương Quốc Hùng rưng rưng kể. Anh Hùng nhập ngũ khi vừa tròn đôi mươi. Nhà khi ấy nghèo lắm, ngày đêm bà Lai tần tảo đạp xe đi làm, chỉ đủ mua ít gạo, cả nhà chia nhau chén cháo. Bây giờ cuộc sống đã sung túc hơn, nhưng con trai mẹ thì nằm lại mãi mãi với đảo.

{keywords}
 Mẹ Hồ Thị Lai

Kể về con mình – liệt sỹ Lê Văn Xanh, ông Xuân nghẹn ngào: "Hồi ấy nó còn trẻ lắm, mới ngoài 20 tuổi".

Trước ngày ra đảo làm nhiệm vụ, anh Xanh viết thư "khoe" với gia đình và nhắn gửi cho người yêu ở quê nhà. Có ai ngờ đó là lời vĩnh biệt. Vì quá đau buồn, người yêu anh đã xin được lập bàn thờ anh tại nhà riêng.

{keywords}
Di vật còn sót lại của liệt sĩ Lê Văn Xanh 

Cha liệt sĩ Cao Xuân Minh (Thanh Hóa), nhập ngũ năm 1986 kể, vợ ông vốn bị bệnh tâm thần, trước đây đã chữa trị và thuyên giảm nhưng sau khi nghe tin con trai hy sinh thì bệnh tình tái phát và không thể chạy chữa được nữa.

Trong hồi ức còn sót lại của bà, anh Minh là người đẹp trai nhất nhà, khi nhập ngũ mới đôi mươi, luôn yêu đời lạc quan và có hiếu với bố mẹ. Hễ được nghỉ huấn luyện, anh liền viết thư về cho gia đình. Kỷ vật bây giờ chẳng còn gì ngoài những lá thư đã úa vàng theo thời gian.

{keywords}
Thư chia buồn của đơn vị liệt sỹ Cao Xuân Minh 

Ông Điền run run lật những trang giấy đã mủn cho chúng tôi xem. Tuổi hai mươi của người lính ấy còn chưa kịp hẹn ước với ai. Anh khoác ba lô lên đường làm nhiệm vụ rồi mãi mãi không trở về. Giờ chỉ còn bố mẹ ở lại với ký ức rời rạc lúc nhớ lúc quên và ánh mắt hướng về di ảnh của con như một niềm day dứt không nguôi.

Trong số những người đã ngã xuống để bảo vệ biển đảo quê hương, có rất nhiều những người lính trẻ. Họ không thể trở về, không thể tiếp lời hẹn thề, cũng không thể thực hiện bao dự định còn dang dở, họ nằm lại với Trường Sa, nằm lại với mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc.

Nguyên Sa (Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa)

Từ bài học xương máu Gạc Ma nhìn về phía trước

Từ bài học xương máu Gạc Ma nhìn về phía trước

Những sự thật và bối cảnh lịch sử từ vụ thảm sát Gạc Ma cần được trả lại tính chất của chúng. Nhưng mục đích không phải để tạo một tâm thế định kiến trong ứng xử cho các thế hệ tiếp theo.

Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988

Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988

Đã 30 năm, cựu binh Trần Thiên Phụng vẫn nhớ như in thời khắc máu đổ trên đảo Gạc Ma năm 1988 khiến 64 đồng đội của ông mãi mãi nằm lại, còn ông và một số người khác bị Trung Quốc bắt làm tù binh.

Gạc Ma 1988: Trường Sa, bài học lịch sử bằng máu

Gạc Ma 1988: Trường Sa, bài học lịch sử bằng máu

Sự kiện thảm sát Gạc Ma đã diễn ra 30 năm trước, nhưng bài học kinh nghiệm luôn cần được đặt ra mổ xẻ để bánh xe lịch sử không lặp lại.     

Gạc Ma 1988: Công bằng là để cùng tiến bộ

Gạc Ma 1988: Công bằng là để cùng tiến bộ

Thiếu úy Trần Văn Phương trước khi bị bắn đã hô: "Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân".

Gạc Ma 1988: Những cuộc chia tay, những ngày giam cầm

Gạc Ma 1988: Những cuộc chia tay, những ngày giam cầm

Trong sự kiện Gạc Ma 1988, còn biết bao câu chuyện về những hi sinh, mất mát của những người lính mà chúng ta không được phép lãng quên.

“Chúng ta không quên xương máu những người ngã xuống bảo vệ Gạc Ma”

“Chúng ta không quên xương máu những người ngã xuống bảo vệ Gạc Ma”

“Ngày 14/3/1988. Hải quân TQ đã thảm sát các chiến sĩ công binh Việt Nam. Chúng ta không quên công lao, xương máu của những người đã ngã xuống”.

Gạc Ma 1988

Gạc Ma 1988

Gần 30 năm sau cuộc tấn công của Trung Quốc vào Gạc Ma, đất nước vẫn chưa bao giờ nguôi yên trước những con sóng dữ luôn rập rình đe doạ chủ quyền biển đảo.

Gạc Ma, lợi ích quốc gia và sự thật lịch sử

Gạc Ma, lợi ích quốc gia và sự thật lịch sử

Một dân tộc có khí phách, không chỉ can trường trong chiến tranh mà còn dám nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng sự thật lịch sử. Đó cũng chính là cách tạo nên nội lực quốc gia

Gạc Ma 1988:  Trang sử bi tráng không được phép lãng quên

Gạc Ma 1988: Trang sử bi tráng không được phép lãng quên

Lãng quên sự kiện Gạc Ma 1988 là có tội với lịch sử, làm tủi vong linh những người đã ngã xuống.

Dã tâm của TQ và bài học xương máu Gạc Ma

Dã tâm của TQ và bài học xương máu Gạc Ma

Sáng 14/3/1988, trung úy Trần Văn Phương cùng các chiến sĩ đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc giữa đảo Gạc Ma (Trường Sa). Tàu Trung Quốc tiến gần, những tên lính cầm AK ào lên đảo, nã đạn.

Ý đồ sâu xa của TQ sau 25 năm chiếm Gạc Ma

Ý đồ sâu xa của TQ sau 25 năm chiếm Gạc Ma

Các bước của TQ, từ Hải Nam, tới Hoàng Sa và Trường Sa, từ phối hợp quân sự-dân sự đều cho thấy họ đang tìm mọi cách tham vọng độc chiếm biển Đông.

Xây dựng đảo Gạc Ma: TQ đang mưu tính gì?

Xây dựng đảo Gạc Ma: TQ đang mưu tính gì?

 Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng – Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh khẳng định, hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, là nhằm mục tiêu quân sự.

Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma

Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma

 So với trận hải chiến Hoàng Sa, thì trận cưỡng đoạt Trường Sa năm 1988 được chuẩn bị và toan tính kỹ hơn, Trung Quốc chọn đúng thời điểm tình hình Việt Nam đang gặp khó khăn.