Chúng ta đang bước vào thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Và  thế kỷ 21 được gọi là “thế kỷ kinh tế biển” nên tình hình đã khác xưa rất nhiều.

Theo TS. Trương Đình Hiển, tác giả của mô hình cảng biển nước sâu kết hợp khu công nghiệp phức hợp, kinh tế biển Việt Nam nếu muốn phát triển thì cũng không thể đi khác con đường cuả các nước tiên tiến trên thế giới. Chỉ có điều là chúng ta đi sau họ.

Con đường phát triển của các nước cũng bắt đầu từ biển. Sau đó họ lật cánh phát triển vào nội địa. Trung Quốc cũng vậy. Miền duyên hải của họ gồm Thượng Hải, Thẩm Quyến, Hong Kong và một loạt vùng ven biển khác đều phát triển trước.  Sau đó, lật cánh vào nội địa và phát triển lên phía tây.

Đó là nguyên lý mà các nước phát triển trước ta đều áp dụng!

Việt Nam có bờ biển dài, trên 3.600 km. Đó là chưa kể chu vi các đảo. “Nếu đi đúng con đường này thì chỉ cần một thời gian nữa Việt Nam sẽ tiến vượt xa nhiều nước khác mà hiện nay họ đang hơn ta”, ông Hiển quả quyết.

{keywords}
Thế kỷ 21 được gọi là “thế kỷ kinh tế biển”.

Chúng ta đang bước vào thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Và  thế kỷ 21 được gọi là “thế kỷ kinh tế biển” nên tình hình đã khác xưa rất nhiều. Kinh tế biển, chính xác là kinh tế biển đảo, có giá trị và vai trò cực kỳ to lớn. Nên có thể khẳng định kinh tế biển là đại nghiệp của dân tộc Việt Nam.

Vấn đề là ta phát triển kinh tế biển bằng con đường nào? Có người nói là đánh cá; người nói là khai thác dầu khí; người thì nói là du lịch; người thì nói là giao thông vận tải v.v… Nhưng đó chỉ là những cái “râu ria”. Xương sống của kinh tế biển là gì?

Ngày xưa kinh tế Việt Nam chủ yếu là Sài Gòn và Hà Nội, tức là đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Miền Trung coi như khúc xương. Mãi tới gần đây, tức thập kỷ 80 – 90 của thế kỷ 20 người ta vẫn nghĩ miền Trung là khúc xương. Vì khi ra đời khu kinh tế trọng điểm miền Bắc và khu kinh tế trọng điểm miền Nam thì miền Trung vẫn chưa tìm được con đường phát triển cho mình và chưa có khu kinh tế trọng điểm nào cả. 

Hồi thủ tướng Võ Văn Kiệt còn sống, ông rất trăn trở, đã nhiều lần báo cáo và đề xuất với Bộ Chính Trị tìm con đường phát triển kinh tế miền Trung, thiết lập ra khu kinh tế miền Trung nhưng không tìm ra. Ban đầu định lấy Đà Nẵng nhưng Đà Nẵng chỉ bằng một quận của TP.HCM.

Ngày 22/9/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đích thân vào thị sát Dung Quất. Thị sát xong ông không nghỉ lại Quãng Ngãi mà về ngay Hà Nội. Hai hôm sau Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập khu kinh tế trọng điểm miền Trung kéo dài từ Dung Quất đến Liên Chiểu ra đời.

Vậy là Dung Quất ra đời. Kèm theo đó là khu đô thị mới Định Tường cũng ra đời. Tất cả hình thành nên  khu kinh tế Dung Quất .

Sau Dung Quất ra đời, TS. Trương Đình Hiển và các công sự đã nghiên cứu khu kinh tế trọng điểm từ Chân Mây - Huế và cho ra đời cảng biển nước sâu khu công nghiệp phức hợp Chân Mây. Như vậy, từ Dung Quất đã kéo Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế với Chân Mây vào khu trọng điểm kinh tế miền Trung, lên thành 4 tỉnh. Tiếp đó, nhóm ông Hiển lại được giao tiếp tục nghiên cứu cảng biển nước sâu và khu phức hợp Nhơn Hội, Bình Định.

Do sự ra đời của các khu kinh tế miền Trung và sự đứng vững của khu kinh tế Dung Quất đang phát triển nhà máy lọc dầu, ảnh hưởng của nó mở rộng ra đến Vũng Áng, Nghi Sơn. Tất cả đều theo mô hình cảng biển nước sâu và khu công nghiệp phức hợp. Khu công nghiệp phức hợp tức là rất nhiều ngành công nghiệp tập trung vào đó. Sự lan tỏa còn kéo dài lên tới vùng Hải Hà – Quảng Ninh, giáp với Trung Quốc. Ở phía Nam, từ Dung Quất đã kích thích phát triển tới khu công nghiệp Nam Phú Yên là Vũng Rô, đi xuống Vân Phong xuyên tới Phan Rang - Ninh Thuận là nhà máy điện nguyên tử. Chưa dừng lại ở đây. Tại Trà Vinh đã có khu công nghiệp cảng nước sâu Trà Vinh và Cà Mau.

Như vậy, toàn bộ dãi bờ biển Việt Nam đều lấp kín bởi nguyên lý cảng biển nước sâu và khu công nghiệp phức hợp kết hợp với phát triển đô thị và du lịch, dịch vụ. Từ khi nghiên cứ Dung Quất năm 1992 cho tới  nay là 24 năm, gần ¼ thế kỷ, miền Trung Việt Nam, cũng như vùng ven biển của Việt Nam từ ngàn xưa cho đến trước năm 1992, là những vạn chài nghèo khổ không có con đường đi lên đã trở thành 15 khu kinh tế biển dọc vùng duyên hải .

Để dễ hình dung hiệu quả to lớn đó mang lại cho khúc ruột miền Trung, TS. Trương Đình Hiển, lấy trường trường hợp tỉnh Quãng Ngãi, nơi có khu công nghiệp phức hợp và cảng biển Dung Quất làm minh chứng.

Theo đó, năm 1992, khi nhóm ông nghiên cứu xây dựng Dung Quất, GDP của toàn tỉnh chỉ 166 tỷ đồng. Sau thời gian Dung Quất ra đời và đi vào hoạt động với những ngành công nghiệp lọc hóa dầu, vật liệu xây dựng, đóng tàu và hang loạt ngành công nghiệp khác, tình hình hình khác hẳn. Năm 2014, GDP của Quãng Ngãi đã lên tới 32.000 tỷ đồng!

Có thể nói đó là thay đổi tuyệt vời từ kinh tế biển mà không ai có thể tưởng tượng được! Trong vòng 24 năm đã gây dựng được một trục như vậy quả là vô cùng kỳ diệu, thần kỳ.

Nhiều người bảo là ảnh hưởng môi trường nhưng ông Hiển quả quyết, vấn đề là ở con người chứ không phải công nghiệp. Chúng ta phải đi lên từ biển và nhiều quốc gia đi trước ta cũng đều phát triển như vậy. Họ vừa phát triển, vừa giữ được môi trường.

Hằng Tâm - Hoàng Oanh