Giấc ngủ ngon ban đêm có được không chỉ nhờ việc lên giường vào thời điểm thích hợp, mà còn phụ thuộc vào việc bạn sắp xếp buổi tối của mình sao cho không gây căng thẳng và kích thích trạng thái khó ngủ.

Tất nhiên, nói luôn luôn dễ hơn làm. Song, để giấc ngủ ngon ban đêm không còn là thứ xa xỉ, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên tránh thực hiện 7 điều cấm kỵ dưới đây:

1. Sử dụng các thiết bị công nghệ số

{keywords}

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc nhìn chằm chằm vào các ánh sáng trắng và xanh dương phát tỏa từ các màn hình kỹ thuật số ngăn cản bộ não của bạn tiết ra melatonin, hoóc môn cho cơ thể bạn biết đâu là thời điểm nghỉ ngơi. Vì vậy, cơ thể sẽ khó cảm thấy buồn ngủ hơn và sẽ duy trì trạng thái tỉnh táo.

Hãy thử áp dụng mẹo của Arianna Huffington, đồng sáng lập kiêm biên tập viên của trang Huffington Post, người "cấm cửa" các thiết bị điện tử trong phòng ngủ và chỉ đọc sách bìa cứng trước khi đi ngủ.

2. Uống thuốc ngủ (trừ khi bạn được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng mất ngủ)

{keywords}

Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh dịch Mỹ (CDC) ước tính rằng, chỉ trong một tháng vào năm 2013 đã có 4% người Mỹ trên 20 tuổi sử dụng một loại thuốc ngủ kê theo đơn. Tuy nhiên, theo chuyên gia giấc ngủ Patrick Fuller thuộc Đại học Harvard, hầu hết những người uống thuốc ngủ thực tế không cần chúng.

Ông Fuller nói, ngay cả nếu bạn khó ngủ, bạn cũng có thể không mắc chứng mất ngủ và việc uống thuốc ngủ có thể không mang lại cho bạn nhiều lợi ích. Các loại thuốc này còn thường gây ra một loạt tác dụng phụ, từ đau cơ đến suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, chúng có tính gây nghiện cao và các trục trặc về giấc ngủ có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn uống thuốc.

3. Uống rượu cồn

{keywords}

Bất kỳ ai từng say khướt sau vài cốc rượu vang đều biết rất rõ rằng, rượu cồn thường khiến bạn buồn ngủ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện, nó có thể khiến bạn khó duy trì trạng thái ngủ thiếp đi. Khi cơ thể bạn bắt đầu chuyển hóa rượu cồn trong nửa sau của đêm, bạn có thể bắt đầu trở nên thao thức. Một số nghiên cứu còn khám phá ra rằng, uống rượu cồn trước khi lên giường đặc biệt gây hại cho giai đoạn ngủ động mắt nhanh (REM), vốn rất quan trọng cho sự ghi nhớ và tập trung của con người.

4. Làm việc trên giường hoặc bất kỳ nơi nào trong phòng ngủ

{keywords}

Các chuyên gia khuyến nghị bạn nên để phòng ngủ chỉ là nơi để ngủ và làm "chuyện ấy". Nếu không, bạn sẽ không gắn liền phòng ngủ với sự nghỉ ngơi và điều này rốt cuộc có thể khiến bạn cảm thấy khó buồn ngủ hơn.

5. Uống caffeine sau 5 giờ chiều

{keywords}

Một nghiên cứu phát hiện, hấp thu 400 milligram caffeine (tương đương lượng caffeine có trong một tách cà phê) thậm chí 6 tiếng đồng hồ trước giờ lên giường sẽ hủy hoại giấc ngủ. Cụ thể là, những người tiêu thụ chừng ấy caffeine 6 giờ trước khi lên giường đã có giấc ngủ đêm ngắn hơn khoảng 1 tiếng đồng hồ so với khi họ không hấp thu caffeine.

Các chuyên gia khuyên mọi người không nên uống các sản phẩm chứa caffeine sau 5 giờ chiều.

6. Ăn đồ béo

{keywords}

Theo các nghiên cứu, ăn trong vòng 1 tiếng đồng hồ trước giờ lên giường có thể gây tổn hại cả chất lượng và thời lượng của giấc ngủ, đặc biệt với phụ nữ. Đặc biệt, các bữa ăn giàu chất béo trước khi đi ngủ sẽ làm giảm thời lượng của giai đoạn ngủ REM thiết yếu cho sự ghi nhớ và tập trung. Các chuyên gia khuyến nghị, nếu cảm thấy đói lúc đêm khuya, bạn nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt kèm protein như bánh mỳ nguyên hạt có phết bơ lạc tự nhiên.

7. Tập thể dục cường độ cao

{keywords}

Đối với nhiều người, công việc hàng ngày bận rộn khiến thời gian tập thể dục duy nhất khả thi với họ là khi phần còn lại của thế giới chìm vào giấc ngủ. Song, theo các chuyên gia, mọi người nên tránh các bài tập thể lực cường độ cao vào buổi tối. Điều này một phần vì thân nhiệt tăng lên trong lúc tập luyện, có thể khiến cơ thể khó chìm vào giấc ngủ hơn.

Thay vào đó, các chuyên gia đề xuất tập một vài động tác yoga hoặc động tác giãn gân, cơ đơn giản, để cơ thể thư giãn.

Tuấn Anh (Theo BI)