Chưa bước sang năm 2016 nhưng danh sách các nhà kinh tế học được đề cư giải Nobel kinh tế tiếp theo đã được chuẩn bị, điều đặc biệt là trong đó có một đề cử đối với cha đẻ của đồng tiền ảo Bitcoin.

{keywords}

Tuy nhiên, không ai biết cha đẻ chính thức của Bitcoin là ai. Từ trước đến nay, Ủy ban giải thưởng Nobel cũng chưa từng có một trường hợp trao giải thưởng “ẩn danh” nào giống như vậy.

Trước đó, đã có rất nhiều thông tin cho rằng nhà kinh tế học, toán học và lập trình viên Satoshi Nakamoto, người Nhật chính là người đã tạo ra đồng tiền ảo Bitcoin. Tuy nhiên ông Satoshi lại một mực phủ nhận điều đó.

Mặc dù vậy, trong văn bản công bố chi tiết về Bitcoin vào năm 2008 đã có chữ ký của Satoshi Nakamoto. Trong văn bản này không chỉ định nghĩa nguyên tắc hoạt động của đồng tiền ảo, mà Satoshi còn giới thiệu cả phần mềm đầu tiên đặt nền móng cho hệ thống tiền ảo Bitcoin.

{keywords}

Ông Satoshi Nakamoto, người được cho rằng chính là cha đẻ của tiền ảo Bitcoin.

Bất chấp những phủ nhận của ông Satoshi, giáo sư Bhagwan Chowdhry vẫn đề cử cái tên "Satoshi Nakamoto" vào danh sách các ứng viên của Giải Nobel Kinh tế 2016.

Ông Bhagwan cho biết: “Đồng tiền ảo Bitcoin mang lại nhiều lợi ích hơn so với các loại tiền truyền thống hiện nay. Bitcoin an toàn, có thể chia nhỏ thành hàng triệu đơn vị và quan trọng nhất là có thể chuyển khoản ngay lập tức từ mọi nơi trên thế giới mà không có rào cản về chính phủ hay các tổ chức trung gian như Visa, Mastercard, Paypal, nó cũng không mất chi phí giao dịch”.

Tuy nhiên đồng tiền ảo này cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro và cũng chính nhờ khả năng giao dịch mà không cần thông qua chính phủ hay ngân hàng thế giới, nên Bitcoin được rất nhiều tổ chức tội phạm sử dụng.

Nhưng đồng tiền ảo này không có lỗi mà lỗi là do cách chúng ta quản lý và sử dụng nó như thế nào. Bất kể ý nghĩa là gì, thì việc cha đẻ của Bitcoin được đề cử giải Nobel kinh tế cũng cho thấy tầm quan trọng và giá trị của đồng tiền ảo này đối với nền kinh tế thế giới.

Theo Trí thức trẻ/Gizmodo