Yangyang Zhou và Quan Jiang, 2 sinh viên kỹ thuật tại 1 đại học ở Oregon có thể đối mặt với án hình sự với cáo buộc lừa đảo Apple để kiếm lời. Những sinh viên này từ đầu năm 2017 đã mang hàng ngàn chiếc iPhone giả từ Trung Quốc vào Mỹ, sau đó gửi tới Apple đòi sửa chữa và thay iPhone mới với lý do máy bật không lên.

Chiêu này đã thành công khi Apple nhiều lần đổi cho họ iPhone mới. Theo ước tính của cơ quan điều tra, Apple bị thiệt hại 895.800 USD vì trò lừa đảo này. Sau khi có được iPhone mới, 2 sinh viên này sẽ gửi chúng về Trung Quốc để bán lấy tiền.

{keywords}
Những kẻ lừa đảo mang iPhone giả, không bật được nguồn tới Apple Store rồi yêu cầu nhân viên phải bảo hành cho họ. Ảnh: Shutterstock

Theo cáo trạng, Yangyang Zhou là người chịu trách nhiệm nhập iPhone giả vào Mỹ cũng như gửi iPhone thật về Trung Quốc. Quan Jiang chịu trách nhiệm gửi iPhone giả tới bộ phận chăm sóc của Apple theo cả hình thức đăng ký trực tuyến lẫn ở cửa hàng. Tiền lời được chuyển vào tài khoản của mẹ Jiang, sau đó chuyển ngược lại về Mỹ cho anh này.

Zhou bị cáo buộc xuất khẩu hàng hóa trái phép, còn Jiang bị cáo buộc buôn hàng giả và lừa đảo. Luật sư của cả 2 biện hộ rằng họ không hề biết đây là iPhone giả.

“Ông Zhou không biết rằng đây là hàng giả, nên chúng tôi tin rằng ông ấy có thể rũ bỏ các tội danh”, luật sư của Zhou cho biết.

{keywords}
Nhân viên tại Apple Store rất khó kiểm chứng iPhone có phải hàng thật hay không nếu không thể bật máy. Ảnh: Gabe Trumbo

Cáo trạng giải thích lý do bộ đôi này lừa đảo thành công là các nhân viên tại Apple Store không thể bật máy, do đó khó xác minh được iPhone mang đến là thật hay giả. Những kẻ lừa đảo thì liên tục nói rằng iPhone vẫn còn bảo hành, nên cuối cùng Apple vẫn đổi cho họ iPhone mới. Trong quy trình bảo hành của Apple, không có yêu cầu người mua phải chứng minh họ mua iPhone ở đâu.

Jiang cho biết mỗi lần anh nhận một thùng khoảng 20 – 30 iPhone được gửi từ Trung Quốc. Jiang đã gửi tới Apple tổng cộng 3.069 chiếc iPhone giả, và thành công khi nhận iPhone mới 1.493 lần. Với giá trị trung bình khoảng 600 USD mỗi máy, Apple đã thiệt hại gần 900.000 USD.

FBI tiến hành cuộc điều tra vào tháng 4/2017 sau khi hải quan phát hiện nhiều gói hàng được chuyển từ Hong Kong với tem, nhãn của Apple có dấu hiệu giả mạo. Vào tháng 6/2017, Apple đã gửi thông báo tới Jiang rằng họ nhận biết được anh này đang nhập khẩu iPhone giả, nhưng Jiang phớt lờ thông báo đó.

Năm 2018, một sinh viên Trung Quốc sống tại New Jersey cũng bị buộc tội lừa đảo khi bán iPhone, iPad giả trong gần 10 năm và kiếm được 1,1 triệu USD. Người này đã phải nhận mức án hơn 3 năm tù.

Theo Zing

Camera iPhone đang là nỗi đau của Táo khuyết

Camera iPhone đang là nỗi đau của Táo khuyết

Từng là chuẩn mực cho nhiếp ảnh di động, giờ đây iPhone phải đuổi theo các đối thủ Android từ phía sau.