Ngay sau khi Facebook ra mắt tính năng tặng sao cho các streamer (những người phát sóng trực tiếp trong các hoạt động game, ca hát, phô diễn tài năng đặc biệt...) thì live stream nhanh chóng trở thành nghề “hot”.

Bố mẹ cho con trai 'tập lái xe' ô tô rồi Livestream khoe lên mạng

Hồng Nhung livestream chia sẻ hậu hôn nhân đổ vỡ với chồng Tây

Kết luận bất ngờ vụ dùng tiền lẻ nộp thuế rồi livestream trên mạng

Nghề “lai chim”

Tại Việt Nam, game thủ Chim sẻ đi nắng được chọn để thử nghiệm chương trình này. Cụ thể, Chim sẻ đi nắng sẽ truyền trực tiếp trận đấu của mình với các game thủ khác và tạo nên một không khí tương tác trực tuyến đặc biệt cho cả người chơi lẫn cộng đồng game online. Với vai trò này, Chim sẻ đi nắng được gọi là streamer và mỗi một sao được cộng đồng xem gửi tặng thì streamer sẽ được 0,01USD. Streamer càng nhuần nhuyễn, thể hiện được những tài năng thiên phú trong lĩnh vực của mình và làm sao đó gây thích thú người xem thì sẽ nhận được nhiều sao, tương đương với số USD thu được.

Không chỉ vậy, streamer còn có thu nhập từ nhiều nguồn khác nữa như: các nền tảng stream; người xem (viewer) donate (tặng tiền); quảng cáo game, sản phẩm; làm nhân vật đại diện cho các hãng công nghệ; bình luận viên (caster) cho các sự kiện game; đặt banner, logo quảng cáo trên các video streaming.

Thậm chí, streamer còn là người “làm công, ăn lương” cho các dịch vụ stream như CCtalk, vốn là nơi dành cho các streamer trao đổi, thể hiện mình trên rất nhiều lĩnh vực từ nghệ thuật đến dịch vụ cũng như các hoạt động tạo được lượng view cao.

{keywords}
Một game thủ đang livestream game World Of Tanks Blitz

Streamer kiếm hàng chục triệu mỗi tháng

Cùng với sự phát triển của các loại hình tương tác như YouTube, Facebook, Bigo Live... cũng như các cộng đồng game thủ, có thể nói hiện nay livestream game đang là mảnh đất màu mỡ của các streamer, nhất là trong các cộng đồng của các tựa game nổi tiếng như DOTA, Liên Minh Huyền Thoại, PlayerUnknown's Battlegrounds (PUBG), Liên quân mobile... Đây là cách kết nối, giao lưu, tiếp cận nhanh và hiệu quả với game thủ của các nhà cung cấp dịch vụ game nên được họ hỗ trợ hoặc thậm chí trả tiền để streamer giới thiệu các tính năng mới trong game.

Nhờ các streamer, người chơi game có thêm các thông tin về những màn chơi khó nhằn, cách thức chiến đấu, xây dựng nhân vật mạnh trong game, hoặc những tính năng, nhân vật mới. Viewer đa phần là giới trẻ như học sinh - sinh viên có nhiều thời gian rảnh rỗi song cũng không ít các viewer “áo trắng cổ cồn” (dân công sở). Tại Việt Nam, sự xuất hiện của các streamer như Chim sẻ đi nắng khá nhiều: Hoàng ViruSs, PewPew, Optimus... và đạt thu nhập khá cao, lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng.

Vui buồn nghề “lai chim”

Song, không phải ai cũng thành công như họ. Streamer là một nghề khó, cực nhọc đòi hỏi nhiều kỹ năng giao tiếp và hiện đang có sự cạnh tranh rất quyết liệt. Streamer phải liên tục cập nhật thông tin, luyện tập để thực hiện tốt các chiêu thức trong game, hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp với viewer, sáng tạo trong cách trình bày, bình luận để tạo phong cách riêng. Họ phải dành rất nhiều thời gian luyện tập để có được vài chục phút livestream.

Ngoài ra, livestream thường thực hiện vào giờ viewer nghỉ ngơi thư giãn nên cũng ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của streamer. Streamer bị bạn gái, bạn trai bỏ là chuyện thường. Livestream cũng không phải là một nghề bền lâu nên để theo đuổi không thể thiếu đam mê, kiên trì, sáng tạo. Nhiều streamer cày bục mặt song cũng chỉ dừng lại ở mức thu nhập vài triệu đồng một tháng.

Bất cứ việc gì sẽ đều có khó khăn và trở ngại khi mới bắt đầu. Cộng với định kiến của xã hội, của gia đình, người thân, người yêu, nhiều streamer không đủ đam mê để theo đuổi. Cũng giống như game thủ chuyên nghiệp, streamer tại Việt Nam không được công nhận và xã hội thừa nhận là một nghề. Đó là một rào cản lớn mà streamer phải vượt qua.

Sẵn sàng làm streamer nếu có cơ hội

Thế nhưng, vượt lên tất cả, những tấm gương thành công của đàn anh streamer luôn là niềm đam mê chia sẻ thôi thúc các streamer đàn em tiến bước. Không riêng lĩnh vực game, những bộ môn nghệ thuật như tạp kỹ, ca múa hát, thể hiện tài năng: giả giọng, hóa trang, tạo yếu tố bất ngờ gây hứng thú cho người xem.

Hoặc đơn giản hơn, streamer chỉ cần xinh xắn, nói chuyện ngồ ngộ... sẽ luôn nhận được lượng viewer khủng. Với lợi thế ngoại hình và giao tiếp, các nữ streamer chưa tên tuổi vẫn miệt mài tìm kiếm con đường chinh phục các viewer với niềm tin một ngày nào đó thành công sẽ đến.

 

{keywords}
Chỉ cần search cụm từ khóa hot girl thử đồ, sẽ có rất nhiều hình ảnh hot girl làm streamer.

Mẫu streamer điển hình dạng này là các hotgirl được thuê để làm live steam giới thiệu các mẫu quần áo mới nhập về cho các shop thời trang, cửa hàng bán quần áo. Các hotgirl có thể thay hàng chục bộ đồ trước camera live stream bằng cách khéo léo đứng sát hoặc xoay lưng che camera khi thay đồ, giúp các khách hàng tiềm năng tham khảo được nhiều mẫu quần áo khác nhau một cách trực quan.

Theo tờ The Wall Street Journal, Facebook đã chi ra 50 triệu USD cho các đối tác làm nội dung livestream, bao gồm các tờ báo như CNN, New York Times, các nhà xuất bản Vox Media, Tastemade, Mashable và Huffington Post, nhiều người nổi tiếng bao gồm Hart, Gordon Ramsay, Deepak Chopra, Russell Wilson. Còn theo trang Recode, có đến 500 triệu người trên thế giới theo dõi các livestream game. Những con số đó minh chứng cho sự sẵn sàng “dấn thân” của các streamer khi có cơ hội và điều kiện thuận lợi để được lựa chọn làm “lai chim”.

Vy Ái Dân

Facebooker Việt chửi CR7 qua livestream: Nạn “ngôn từ rác” trên MXH

Facebooker Việt chửi CR7 qua livestream: Nạn “ngôn từ rác” trên MXH

Dù thường xuyên hay thỉnh thoảng lướt qua Facebook, chắc chắn không ít lần bạn “hết hồn” với những bình luận, status với ngôn từ dung tục. Đó chính là vấn nạn “ngôn từ rác” trên Facebook.

Bác sĩ livestream lộ ngực của khách hàng trên mạng xã hội

Bác sĩ livestream lộ ngực của khách hàng trên mạng xã hội

Trang mạng xã hội của thẩm mỹ viện livestream cô gái 10X đang trong quá trình thăm khám trước khi phẫu thuật thu nhỏ ngực để lộ bộ phận nhạy cảm gây nhiều tranh cãi.

Bị miệt thị vẻ bề ngoài, mẹ đơn thân bật khóc nức nở khi livestream bán hàng

Bị miệt thị vẻ bề ngoài, mẹ đơn thân bật khóc nức nở khi livestream bán hàng

Mạng xã hội là thế giới ảo nhưng những lời chúng ta nói ra lại có thể gây ra tổn thương cực kỳ sâu sắc.