Trong một cuốn sách sắp ra mắt về CEO của Tesla có tên Power Play: Tesla, Elon Musk and the Bet of the Century, tác giả Tim Higgins, phóng viên của Wall Street Journal, nổi bật là câu chuyện vào năm 2016 - khi Tesla còn đang gặp vấn đề - Elon Musk đã liên hệ với giám đốc Tim Cook của Apple, người mà ông nghĩ có thể sẽ muốn mua lại tập đoàn. Điều đáng chú ý là việc Elon Musk sẽ trở thành CEO của Apple như một phần của thỏa thuận. Giám đốc của Apple sau đó đã từ chối lời đề nghị này.

{keywords}
CEO Elon Musk

Thứ 6 vừa rồi, Elon Musk đã vào "chế độ tweet" của mình, đưa ra nhiều bình luận gây xôn xao trên mạng xã hội. Tương tự như Donald Trump, Tesla của Elon Musk không có phòng họp báo; thay vào đó ông dùng Twitter để giao tiếp với công chúng.

Một phóng viên của BBC đã hỏi Elon Musk trên Twitter, liệu câu chuyện trên có thật không. "Cook và tôi chưa bao giờ nói chuyện hay nhắn tin với nhau", trích câu trả lời của Elon Musk, "Có một khoảng thời gian tôi đề nghị gặp mặt với Cook để bàn về việc Apple mua lại Tesla. Không hề có một điều kiện nào liên quan tới chuyển giao quyền lực cả."

Điều đáng chú ý là dòng tweet sau đó:

{keywords}
Elon Musk: "Tôi không muốn trở thành CEO của bất cứ thứ gì cả"

Mới đây, Musk cũng đã có một phát ngôn tương tự khi phải đưa ra bằng chứng trước tòa. Bàn luận về việc là CEO của Tesla, ông nói: "Tôi khá là ghét nó và mong muốn được dành thời gian của mình làm kỹ thuật và thiết kế". Ông đồng thời cũng đưa ra lý do tại sao mình tiếp tục làm giám đốc của Tesla: "Tôi bắt buộc phải làm hoặc, thành thật mà nói, Tesla sẽ chết."

Việc Elon Musk liên tục nhắc lại mình không muốn trở thành CEO sẽ khiến một vài nhà đầu tư lo lắng. Dù yêu thích hay không ưa ông, tầm nhìn của Musk và tính cách của ông là yếu tố đưa Tesla tới thành công vang dội của mình.

Mặc dù Tesla đang là tập đoàn xe thành công nhất trên thế giới, cùng với việc SpaceX vào tháng 4 vừa rồi đã giành được hợp đồng đưa người lên Mặt Trăng từ NASA, Elon Musk vẫn cảm thấy không hài lòng. Ông để lại ấn tượng như một người đang bị giam giữ, với những ý tưởng, đột phá, thiết kế mới - những điểm khởi đầu của một công ty start-up. Nhưng sự chuyển giao từ một start-up nhỏ sang một tập đoàn lớn khiến cho công việc CEO trở thành một điều hoàn toàn khác biệt.

Steve Jobs của Apple, Larry Page của Google, Bill Gates của Microsoft đều xuất phát từ những cá nhân với tầm nhìn. CEO hiện tại của những tập đoàn đó là những người hoàn toàn khác: Tim Cook của Apple, Sundar Pichai của Google và Satya Nadella của Microsoft đều là những nhà lãnh đạo có tố chất. Nhưng ít ai trong số họ có thể nhận mình là một nhà cách mạng.

Ở một khía cạnh khác, Elon Musk mang hình ảnh của một doanh nhân sành điệu. Bạn có thể nhận thấy một công việc mang tính hành chính như điều hành một tập đoàn không hề phù hợp với ông.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công ty, ông chủ của Tesla cũng đã gây ra nhiều phen đau đầu cho các cổ đông. Hiện ông đang bị kiện bởi những cổ đông tin rằng việc ông dùng tiền của công ty xe để mua SolarCity là một sự lãng phí. Vào khoảng thời gian ký kết hợp đồng, ông Musk nắm giữ 22% cổ phần của cả Tesla và SolarCity. Vào 2018, ông đồng ý rời ghế chủ tịch Tesla sau khi đăng tweet về việc cân nhắc gỡ cổ phiếu Tesla khỏi sàn chứng khoán và chuyển thành công ty tư nhân.

Elon Musk có thể là người giàu thứ hai hành tinh, nhưng ông không hề có sự tự do để làm điều mình muốn. 

Tuấn Vũ (theo BBC)

Không ngờ tỷ phú Elon Musk lại chịu bó tay với điều này

Không ngờ tỷ phú Elon Musk lại chịu bó tay với điều này

Từ xe điện, tên lửa, vũ trụ cho tới vệ tinh không gian đều được Elon Musk chinh phục thành công, nhưng đối với vấn nạn tắc đường, tỷ phú này lại đang bó tay.