Grab tiếp tục tập trung vào Đông Nam Á hậu IPO tại Mỹ
 

Trả lời Nikkei, ông Tan cho rằng Đông Nam Á còn dư địa tăng trưởng khổng lồ và đã thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà sáng lập Grab tiết lộ các nhà đầu tư mô tả là sự kết hợp giữa Uber và Ant Financial. Grab sẽ tiếp tục mở rộng quy mô các mảng kinh doanh chính như giao đồ ăn, tài chính điện tử.

Hôm 13/4, Grab thông báo sẽ phát hành cổ phiếu tại Mỹ vài tháng tới thông qua sáp nhập với Altimeter Growth, một công ty séc khống của hãng đầu tư Altimeter Capital. Thương vụ dự kiến nâng định giá của Grab lên 39,6 tỷ USD.

Theo ông Tan, Grab sẽ dùng vốn để “xây dựng mạng lưới chuyển phát hiệu quả nhất và chi phí thấp nhất” bằng cách đầu tư vào bản đồ cùng các công nghệ khác cũng như thực hiện “cách mạng thanh toán di động, dịch vụ tài chính, ngân hàng số”.

Năm 2020, Grab thắng giấy phép ngân hàng số tại Singapore và hi vọng triển khai dịch vụ từ đầu năm sau.

Đối thủ chính của Grab – gã khổng lồ game và thương mại điện tử Sea – đang bắt đầu mở rộng sang các thị trường Mỹ Latinh như Brazil. Điều này đặt ra câu hỏi liệu Grab có tiếp nối Sea hay không.

Với dân số 670 triệu người, Đông Nam Á đông gần gấp đôi Mỹ song tỷ lệ sử dụng dịch vụ trực tuyến, từ đi lại tới chuyển phát, thanh toán điện tử, vẫn thấp. Vì vậy, tiềm năng tăng trưởng vô cùng lớn. Grab tập trung vào Đông Nam Á còn vì quan hệ với các chính phủ và doanh nghiệp địa phương.

Khi được hỏi vì sao quyết định IPO vào lúc này, Tan cho biết công ty đang ở “vị thế tốt nhất” để làm điều đó sau khi tổng giá trị hàng hóa (GMV) năm 2020 vượt thời điểm trước Covid-19. Bất chấp dịch bệnh, Grab vẫn tăng trưởng mạnh hơn bao giờ hết.

Giao dịch với Altimeter Capital là “con đường tốt nhất để niêm yết” do Altimeter Capital sở hữu bảng giá trị vốn hóa chắc chắn với các nhà đầu tư mạnh như BlackRock, Fidelity International và Temasek Holdings.

Ngoài ra, sau khi IPO, một câu hỏi nữa là các nhà đầu tư hiện tại của Grab có bán cổ phần hay không, đặc biệt là SoftBank Group, tập đoàn đã đầu tư hàng tỷ USD thông qua quỹ VisionFund. Dù quyết định nằm trong tay nhà đầu tư, ông Tan tự tin các công ty như SoftBank sẽ tiếp tục ủng hộ Grab.

Ban Giám đốc của pháp nhân mới chưa được quyết định. Tuy nhiên, Grab muốn bảo đảm có đội ngũ lãnh đạo đa dạng và vững mạnh khi chuyển đổi thành công ty đại chúng.

Du Lam (Theo Nikkei)

IPO lớn nhất trong lịch sử công nghệ Mỹ không thuộc về Apple hay Amazon

IPO lớn nhất trong lịch sử công nghệ Mỹ không thuộc về Apple hay Amazon

Không phải Apple hay Amazon, mà một công ty của Trung Quốc mới đang là kẻ nắm giữ kỷ lục về vụ chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu-IPO lớn nhất lịch sử giới công nghệ xứ sở cờ hoa.