Không chỉ gánh một khoản nợ khổng lồ sau khi kết thúc vụ thương vụ nhất trong lịch sử, Dell còn vô vàn những vấn đề đau đầu cần giải quyết khi thâu tóm EMC.

Dell bạo tay chỉ 67 tỷ USD tiền mặt và cổ phiếu để mua lại EMC, một công ty công nghệ thông tin (CNTT) cỡ lớn được định giá 54 tỷ USD, nổi tiếng nhất trong lĩnh vực sản phẩm lưu trữ dữ liệu. Đây là thương vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử công nghệ.

Thêm vào đó, Dell sẽ nằm quyền kiểm soát cổ phần của công ty VMware, một nhà bán lẻ phần mềm điện toán đám mây có giá 34 tỷ USD trong đó EMC chiếm 85% cổ phần.

Sau cuộc mua bán này, Dell phải gánh khoản nợ lên tới 40 tỷ USD. CEO HP, Meg Whitman nói với các nhân viên của mình vào thứ 2 vừa rồi rằng Dell sẽ phải trả 2,5 tỷ USD chỉ tính riêng tiền lãi hàng năm cho khoản nợ khổng lồ này.

Vậy tại sao EMC lại muốn “bán mình”? Tại sao Dell lại muốn mua? Và vụ thâu tóm này có chút mảy may cơ hội nào để cứu một trong hai công ty?

EMC phát triển cùng Internet

{keywords}

EMC được thành lập tại Massachusetts vào năm 1979, là một trong số những công ty đầu tiên bước vào thị trường lưu trữ dữ liệu. Cuối cùng, EMC mở rộng tới thị trường dịch vụ cho doanh nghiệp, sản xuất phần cứng và phần mềm để giúp khách hàng thỏa mãn những nhu cầu về lưu trữ.

Khi internet và các mạng doanh nghiệp “cất cánh”, nhu cầu cho các sản phẩm của EMC ngày càng nhiều lên, đặc biệt là EMC Symmetrix, một hệ thống lưu trữ thống trị thị trường bằng cách cung cấp các dịch vụ lưu trữ dung lượng cao cho các thị trường dữ liệu đang phát triển.

Năm 1992, khi CEO lúc đó là ông Michael Ruettger nắm quyền, EMC đặt mức doanh thu 120 triệu USD. Năm 2001, khi Ruettgers từ chức, doanh thu của EMC là 9 tỷ USD.

Điều này có nghĩa là EMC có rất nhiều khách hàng, những người từng cộng tác với công ty này từ những năm 1990 và dường như họ không có ý định từ bỏ công ty trong một sớm một chiều.

VMware và những sự mở rộng khác

Dưới thời của CEO hiện tại, Joe Tucci, người nắm vị trí này từ năm 2001, EMC đã mở rộng danh mục sản phẩm. Thay vì tập trung vào những sản phẩm lưu trữ siêu cao cấp, EMC bắt đầu đầu tư vào các lĩnh vực đang phát triển như ảo hóa.

Ảo hóa, nói một cách đơn giản là một thủ thuật “đánh lừa” một máy chủ để nó nghĩ rằng nó gồm nhiều máy chủ. Thế nên nếu bạn sử dụng phần mềm ảo hóa trên 10 máy chủ, chúng sẽ hoạt động như hàng trăm máy chủ. Những người quản lý trung tâm dữ liệu và máy chủ thích ảo hóa bởi nó hiệu quả hơn nhiều so với hạ tầng máy chủ sẵn có mà lại giảm chi phí bỏ ra.

Năm 2004, EMC mua công ty phần mềm ảo hóa VMware và biến nó thành một công ty con của riêng mình. Năm 2007, EMC chào bán cổ phiếu của VMware ra thị trường và bán đi 15% công ty. Cùng nhau, EMC và Vmware đã tận dụng được công nghệ tiên tiến của cả hai.

VMware, giống như EMC, là một trong những công ty đầu tiên xuất hiện trong thị trường, chiếm vị trí dẫn đầu trong ngành và tận hưởng vị trí này trong suốt một thời gian dài. Nó là tiêu chuẩn của cả ngành công nghiệp ảo hóa. Và giờ đây Dell sắp sửa “nuốt chửng” cả hai.

CEO Tucci của EMC cũng đầu tư vào nhiều công ty con khác nhằm hỗ trợ dòng sản phẩm của EMC. Những khoản đầu tư này bao gồm công ty phân tích dữ liệu Greenplum, chuyển sản xuất phần mềm giúp doanh nghiệp phân tích các dữ liệu được lưu trong hệ thống. Danh sách này bao gồm cả Pivotal, môt công ty hỗ trợ lập trình viên viết nên những phần dữ liệu mềm mạnh.

Tóm lại, dưới thời Tucci, EMC trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất bước vào thị trường điện toán đám mây hiện đại.

Phát triển chậm

Với hàng tấn tiền trong ngân hàng, EMC chẳng lo “chết đói”, nhưng các nhà phân tích lo ngại về sự tăng trưởng chậm của công ty này. Công ty đang phải đối mặt với sức ép lớn khi khái niệm đám mây trong ngành CNTT trở nên đa chức năng hơn. Thay vì xây dựng và duy trì những trung tâm dữ liệu, các công ty vận hành rất nhiều chức năng dựa trên các trung tâm dữ liệu do Amazon, Microsoft, Google… quản lý.

Giống như rất nhiều nhà cung cấp công nghệ “có tuổi” khác, EMC trước đây làm chủ những đám mây, nhưng dịch vụ đám mây có xu hướng đem lại lợi nhuận thấp hơn so với bán phần mềm. Điều này có nghĩa là những công ty không nằm trong mảng CNTT như Amazon đã có những bước tiến nhanh nhạy và dứt khoát hơn, và giờ họ dẫn đầu thị trường.

Tháng 4 vừa qua, EMC đã cắt giảm 400 triệu USD dự đoán doanh thu cho năm 2015, con số này xuống còn 25,7 tỷ USD, so với con số 24,4 tỷ USD được đưa ra trong năm 2014. Năm 2013, doanh số dự tính là 23,3 triệu USD.

Tình hình của VMware thậm chí còn “thảm” hơn. Tháng 4, công ty này báo cáo mức tăng trường quý chậm nhất trong vòng 2 năm qua. Các nhà phân tích bắt đầu đánh giá thấp cổ phiếu của EMC kể từ tháng 1, và cảnh báo những mối de dọa có thể xảy ra với doanh nghiệp.

{keywords}

Chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ Amazon Web Service, một sản phẩm lưu trữ dữ liệu giống EMC trên internet với giá rẻ hơn nhiều, EMC bị buộc phải tiến hành các biện pháp tiết kiệm chi phí, bao gồm cả việc sa thải hàng loạt và liên tiếp tái cơ cấu lại bộ  máy vốn đã phức tạp của doanh nghiệp.

VMware, từ vị trí là một trong những công ty đầu tiên về ảo hóa, một công nghệ chủ chốt đóng vai trò cốt lõi của những nhà cung cấp nền tảng đám mây như Amazon Web Service, cũng bị coi là chậm chân trong thị trường đám mây.

Chưa hết, cả EMC và VMware đều phải đối mặt với những nguy cơ đến từ rất nhiều nhà cung cấp dịch vu tương tự với mức giá rẻ hơn. Rất nhiều những startup như AtScale hay Hedvig đều cung cấp các phần mềm miễn phí và dễ sử dụng. Thậm chí phiên bản thương mại của những phần mềm miễn phí này cũng rẻ hơn so với giải pháp của EMC.

VMware cũng đối mặt với một nguy cơ tương tự, điểm hình là việc Apple đã không kéo dài thời hạn hợp đồng với VMware mà thay vào đó lại lựa chọn Apache Mesos, một phần mềm hệ điều hành trung tâm dữ liệu miễn phí, đem lại lợi ích tương tự cho Apple và lại còn không mất tiền.

Chính CEO của EMC cũng thẳng thắn thừa nhận rằng ông đang chờ đợi tìm kiếm người kế nhiệm và sẵn sàng để từ bỏ vị trí CEO. Đây chính là thứ Dell hoàn toàn có thể cho EMC. Điều này có nghĩa là làm ăn với Dell có thể là một điều may mắn của EMC. Vậy Dell được cái gì?

Dell của ngày xửa ngày xửa

{keywords}
Nhà sáng lập Michael Dell năm 1984.

Dell được biết đến nhiều nhất với tư cách là một nhà sản xuất PC, nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện. Vào giữa những năm 1990, Dell sản xuất máy tính và bán qua website rồi trở thành mô hình đầu tiên để những công ty khác học tập. Dell từng là nhà sản xuất PC thứ nhất thế giới liên tiếp trong 10 năm.

Dell nổi tiếng vì vắt kiệt từ xu từng hào, không chấp nhận bất cứ sự lãng phí nào trong quá trình sản xuất, khiến giá sản phẩm ngày càng cạnh tranh hơn. Một thời gian ngắn sau, Dell thấy rằng mình có thể áp dụng quy trình siêu hiệu suất này vào sản xuất các máy chủ Windows, lúc đó những công ty như IBM và HP đang phong tỏa thị trường với những máy chủ đắt đỏ và phần mềm độc quyền.

Năm 1994, Dell giới thiệu dòng máy chủ đầu tiên. Năm 1998,  dòng sản phẩm này chiếm 13% lợi nhuận. Năm 2011, Dell sở hữu 32% thị trường máy chủ chip Intel.

Gặp vấn đề với sản phẩm

Thế nhưng vào cuối những năm 2000, máy tính trở thành một thứ hàng hóa thông thường. Những đối thủ như HP đã bắt kịp với quy trình sản xuất của Dell. Điều đó nghĩa là Dell không còn lợi thế về giá cả nữa. Người tiêu dùng chẳng còn muốn mua những chiếc máy tính hiệu năng siêu cao, siêu mạnh nữa, thay vào đó, họ chọn những model giá rẻ hơn.

Dell đành đổi chiến lược, cắt giảm giá bán, vật lộn đề bù đắp bằng số lượng. Chính điều này khiến hãng chẳng đủ tiền để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, tức là công ty này chẳng thể đầu tư vào các thiết bị di động hay các dòng sản phẩm khác.

Trong lúc đó, thị trường PC bắt đầu sa sút, Dell bị một “vố đau”.  Năm 2011, Dell là nhà sản xuất máy tính lớn thứ 3 trên thế giới, sau HP và Lenovo. Ngoài mảng máy chủ vẫn làm ăn ổn, Dell chẳng có gì tiến triển.

Dell rút khỏi sàn chứng khoán năm 2013 với hy vọng thoát khỏi áp lực về bài toán doanh số bị “nã” hàng quý. Đa dạng hóa chính là lý do Dell chơi ván bài này với EMC: Nếu doanh số máy tính tiếp tục sụt giảm không có dấu hiệu dừng lại, thì doanh số với mảng doanh nghiệp sẽ còn giảm gấp đôi. Dell phải tính nước khác.

Ông Glenn O’Donnell, nhà phân tích của công ty Forrester cho biết: “Dell khá yếu về mảng lưu trữ, và EMC sẽ giúp Dell hoàn thiện hồ sơ năng lực của mình để có thể cạnh tranh với HP, Cisco, IBM cũng như mối đe dọa ngày càng lớn từ phía Huawei”.

Dell cũng là một công ty chuyên về ảo hóa, bán phần cứng máy chủ được thiết kế để sử dụng cho những máy ảo. Công việc kinh doanh của VMware sẽ là một mảnh ghép phù hợp trong bức tranh của hãng.

Thật ra, Dell từng có ý mua lại EMC vào năm 2002. Lúc đó Chủ tịch công ty Kevin Rollins đã đặt ra vấn đề này do lo ngại về sự phụ thuộc vào mảng PC của Dell. Thế nhưng nhà sáng lập Michael Dell lại ngăn chặn ý tưởng này.

Mối nguy hiểm trước mắt

{keywords}

Vấn đề với cả Dell và EMC đó là vụ thâu tóm này chẳng giải quyết được bất cứ vấn đề nào. Điện toán đám mây vẫn dần ăn mòn thị trường dịch vụ cho doanh nghiệp khi ngày càng có  nhiều công ty lựa chọn sử dụng hạ tầng CNTT của những dịch vụ như Amazon Web Service, Microsoft Azure hay Google Cloud Platform để tiết kiệm chi phí vào máy chủ.

Thương vụ này sẽ giúp mảng lưu trữ của Dell có sức cạnh tranh với HP nhưng cũng khiến Dell trở thành một con cá lớn hơn trong một cái ao ngày càng hẹp. HP và IBM đã phải trải qua giai đoạn chuyển đổi đầy “đau đớn” để phù hợp với thị trường mới. It nhất Dell cũng chẳng cô độc, đã đến lúc để Dell chuyển mình.

Thêm vào đó, giờ hãng này lại phải chịu trách nhiệm với cấu trúc doanh nghiệp phức tạp của EMC, làm thế nào để việc sáp nhập trở nên ổn thỏa với một doanh nghiệp lớn, cồng kềnh như vậy.

Mua lại EMC cũng đem đến cho hãng nhiều cơ hội trong những thị trường mới, nhưng trừ khi Dell có kế hoạch rõ ràng với EMC, còn không vụ thâu tóm này chỉ chẳng khác gì “ôm bom tự sát”.

Theo ICTnews/Business Insider