Lược dịch bài viết quan điểm của tác giả Chris Stokel-Walker, Business Insider.

Phía bên kia “Vạn lý Tường lửa”, Internet Trung Quốc là một nơi phát triển hơn so với phần còn lại của thế giới. Mặc dù cộng đồng mạng nơi đây không thể truy cập vào các nền tảng phổ biến như YouTube, Facebook, theo cách chính thức, Trung Quốc vẫn có những ứng dụng thay thế như WeChat, Weibo, Youku…

Facebook, cong nghe, Trung Quoc anh 1
Trung Quốc luôn có các ứng dụng thay thế các mạng xã hội phổ biến trên thế giới. Ảnh: Getty Images.

Ban đầu, việc giới hạn nền tảng nước ngoài chủ yếu phục vụ cho mục đích chính trị và nhu cầu của giới doanh nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, các ứng dụng được tạo ra dần lộ rõ việc sao chép ý tưởng từ những ông lớn công nghệ tại Thung lũng Silicon.

Không chỉ các ứng dụng bị sao chép. Kể từ khi doanh nghiệp phương Tây thuê lại các dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc vào những năm 1980, nước này đã trở thành nơi để mua bán các mặt hàng nhái trên thế giới.

Tuy nhiên, hiện tại, Facebook đã phải học theo Trung Quốc.

Thời thế thay đổi

TikTok là một trong số ít nền tảng đến từ Trung Quốc đang nổi trội trên thị trường mạng xã hội. Với sự hậu thuẫn từ Musical.ly, TikTok đã khiến giới công nghệ tại Thung lũng Silicon, trong đó có Mark Zuckerberg, lo ngại các ứng dụng từ Trung Quốc sẽ ngày càng chiếm ưu thế, tạo ra một hiệu ứng địa chính trị cho cộng đồng mạng trên thế giới.

Trong các báo cáo cuộc họp được công khai vào tháng 10 năm 2019 cho thấy, Mark hiểu rõ những ảnh hưởng mà các công ty mới nổi ở châu Á có thể mang lại.

"Một trong những điều đáng chú ý ở TikTok, đó là môi trường mạng của nó rất giống với các ứng dụng lớn tại Mỹ. Thị trường nội địa của Trung Quốc hiện sở hữu rất nhiều mạng xã hội tiềm năng như vậy. Việc TikTok gặt hái được thành công trên thế giới sẽ là đầu tàu cho các ứng dụng khác vươn xa hơn”, Mark chia sẻ.

Facebook, cong nghe, Trung Quoc anh 2

Mark Zuckerberg phát biểu trong phiên điều trần tại Washington. Ảnh: Business Insider.

Mark gọi đó là một “hiện tượng thú vị” và bắt đầu học theo cách làm của Trung Quốc.

Như một nỗ lực đánh bật TikTok ra khỏi thị trường, tháng 8/2020, Facebook cho ra mắt Instagram Reel, một tính năng có nét tương đồng với TikTok.

Để cạnh tranh với Cameo, một ứng dụng cho phép người nổi tiếng đăng tải video và thu lợi từ người hâm mộ, Facebook đã tạo ra Super cũng có tính năng tương tự.

Trong các phiên điều trần về luật cạnh tranh vào cuối năm 2020, email được gửi đến từ những nhà đồng sáng lập Instagram cho biết họ lo sợ nếu không bán sản phẩm cho Zuckerberg, Facebook sẽ sao chép ý tưởng của họ và nuốt chửng thị phần.

Họ gọi chiến lược này của Facebook là một “chế độ hủy diệt”. Trước những cáo buộc trên, Mark Zuckerberg buộc phải thừa nhận công ty đã “dựa theo những tính năng tối ưu của những ứng dụng hàng đầu”.

Theo đuổi siêu ứng dụng

Việc sao chép ý tưởng để cạnh tranh này không chỉ có riêng Facebook đang sử dụng. Các ứng dụng đều đang cố gắng trở nên giống nhau. Tuy nhiên, chưa có công ty nào làm điều này rõ rệt như Facebook.

Facebook đang cố gắng trở thành một siêu ứng dụng, trung tâm duy nhất thu hút mọi người dùng đến với hệ sinh thái Facebook. Việc đang ở đỉnh cao cho phép họ đủ tiềm lực để chèn ép những đối thủ cạnh tranh, buộc họ rơi vào tình cảnh hoặc phải chịu thất thế, hoặc để Facebook mua lại.

Mark Zuckerberg gọi các chính sách, vấn đề kiểm duyệt và giám sát tại Trung Quốc là một sự thất bại không nên tái diễn ở bất cứ đâu trên thế giới. “Đây có phải là Internet mà mọi người mong muốn?”, Mark phát biểu về sự gia tăng của các ứng dụng Trung Quốc trên thế giới.

Tuy nhiên, Facebook lại đang tiếp nối chiến lược sao chép tranh giành thị phần mà Trung Quốc sử dụng suốt bao năm nay.

Theo Zing/Business Insider

Trung Quốc xem Twitter, Facebook cấm TT Trump làm bài học khi quản lý Big Tech

Trung Quốc xem Twitter, Facebook cấm TT Trump làm bài học khi quản lý Big Tech

Một quan chức Trung Quốc cho rằng nước này không thể để hành vi tương tự diễn ra. Các nền tảng mạng xã hội tự do hóa quá mức sẽ là mối đe dọa chính trị với quốc gia.