Tổng thống Joe Biden vừa xác nhận Thượng viện Mỹ đang chuẩn bị thông qua luật mới về bán dẫn. Hiện tại quốc gia này nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu hụt chip và các công nghệ quan trọng được sử dụng trong ngành sản xuất ô tô, máy tính và các thiết bị khác.

Mỹ chuẩn bị thông qua luật bán dẫn

“Chúng tôi đang tập trung giải quyết vấn đề này. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, Chuck Schumer và Lãnh đạo Đảng Cộng hòa Mitch McConnell sẽ đệ trình dự luật liên quan đến vấn đề bán dẫn”, ông Binden cho biết. Hiện văn phòng Schumer và McConnell không đưa ra bình luận cụ thể.

Một số quan chức Mỹ tiết lộ, Nhà Trắng sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến để thảo luận nội dung này vào thứ Hai tuần tới, dự kiến ​bao gồm Giám đốc điều hành Ford Jim Farley, Giám đốc điều hành General Motors Mary Barra và một số giám đốc điều hành trong ngành công nghiệp ô tô Mỹ, cũng như các quan chức Nhà Trắng sẽ tham dự.

Trước đó, một tổ chức công nghiệp ô tô ở Mỹ đã thúc giục chính phủ giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung chip, cảnh báo tình trạng thiếu chip có thể dẫn đến việc giảm 1,28 triệu xe trong năm nay và khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn trong 6 tháng nữa. Ngoài ra, tổ chức còn kêu gọi Quốc hội Mỹ phân bổ thêm quỹ để giúp sản xuất chip ô tô.

Vào tháng 2 năm nay, Tổng thống Biden đã yêu cầu các cơ quan lên phương án để giải quyết cuộc khủng hoảng nguồn cung chip và đang tìm kiếm nguồn tài trợ 37 tỷ USD nhằm thúc đẩy ngành sản xuất chip của nước này. Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các nhà sản xuất ô tô đã bị ảnh hưởng do thiếu hụt nguồn

Trong khi đó, nhiều nhà mạng và truyền hình cáp lại kêu gọi Nhà Trắng giữ trung lập về công nghệ khi giải quyết vấn đề bán dẫn. Theo đánh giá của tổ chức công nghiệp Hiệp hội Internet và Truyền hình (NCTA) vừa đệ trình lên Bộ Thương mại Mỹ trong tuần này, các nhà mạng đang phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc cung cấp chip, tiến độ sản xuất hộp cáp, thiết bị chuyển mạch, bộ định tuyến và máy chủ gặp phải tình trạng đình trệ.

NCTA dự đoán tình trạng thiếu chất bán dẫn cùng sự chậm trễ liên quan sẽ khiến ngành công nghiệp truyền hình cáp và băng thông rộng tiêu tốn hàng trăm triệu USD trong năm nay. Cũng với bản đánh giá tương tự, nhà sản xuất máy bay Boeing nhận định “Rủi ro chính mà chuỗi cung ứng chất bán dẫn phải đối mặt là thiếu các năng lực sản xuất quan trọng trong nước”.

Trước đó, đã có thông tin Tổng thống Joe Biden sẽ ký một sắc lệnh nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu, vấn đề buộc các hãng sản xuất ô tô của nước này và nhiều ngành khác phải cắt giảm sản lượng. Sắc lệnh mới cũng hướng tới mục tiêu đa dạng hóa nguồn cung đối với những sản phẩm cụ thể như đất hiếm.

Theo Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn của Mỹ, các công ty nước này chiếm 47% doanh số chip toàn cầu, nhưng chỉ sản xuất 12% sản lượng, do họ đã thuê ngoài phần lớn công việc ở nước ngoài. Năm 1990, Mỹ vẫn còn chiếm 37% sản lượng bán dẫn toàn cầu. Tình trạng khan hiếm chip đã tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng và các nhà cung cấp thượng nguồn, trong đó các công ty của Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là những nhà sản xuất ô tô.

Ngoài một số công ty như Volvo, NIO, Honda, GM và Audi đã điều chỉnh tốc độ sản xuất do thiếu chip, các quan chức Subaru cũng cho biết cách đây vài ngày do nguồn cung thiếu chip, nhà máy của hãng ở Yajima sẽ tạm đình chỉ hoạt động kể từ ngày 10 - 27/4. Đồng thời, Suzuki Motor xác nhận sẽ tạm đóng cửa 2 trong số 3 nhà máy tại Nhật Bản bởi sự thiếu hụt nguồn cung.

Vì lý do đó, tầm quan trọng của chip ngày càng trở nên nổi bật. Mới tháng trước, Giám đốc điều hành Kissinger vừa xác nhận Intel sẽ đầu tư 20 tỷ USD để xây dựng hai nhà máy sản xuất chip mới ở Arizona, Mỹ. Ngay sau đó, chính quyền của Tổng thống Biden cũng đề xuất kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá 2.000 tỷ USD, bao gồm ngân sách 50 tỷ USD hỗ trợ ngành công nghiệp chip nội địa của Mỹ.

Phong Vũ

Trả lương 4 tỷ một năm vẫn không tuyển được nhân tài ngành bán dẫn

Trả lương 4 tỷ một năm vẫn không tuyển được nhân tài ngành bán dẫn

Kể từ nửa cuối năm ngoái, do ảnh hưởng của tình trạng khan hiếm chip, các công ty bán dẫn đã thường xuyên tung ra những chiến lược tuyển dụng hấp dẫn để thu hút kỹ sư lành nghề với mức lương cao ngất ngưởng.