Các công tố viên liên bang của Mỹ đang điều tra hình sự nghi án Huawei đánh cắp bí mật kinh doanh của T-Mobile, theo WSJ.

Vào năm 2014, T-Mobile đã kiện Huawei vì chiếm dụng trái phép robot kiểm tra màn hình smartphone trong giai đoạn hai bên còn hợp tác. Hai nhân viên của Huawei đã đưa người thứ ba vào phòng thí nghiệm tại Bellevue, Washington và chụp lại ảnh của robot Tappy.

{keywords}
Một thiết bị kiểm tra màn hình smartphone của T-Mobile đang hoạt động. Ảnh: WSJ

Không lâu sau đó T-Mobile hủy bỏ hợp đồng cung cấp thiết bị với hãng viễn thông Trung Quốc và đưa đối tác cũ ra tòa. Vụ án khép lại vào năm 2017 với việc Huawei bồi thường 4,8 triệu USD cho nhà mạng Mỹ. Tuy nhiên sau đó nội dung này đã tiếp tục được điều tra trên phương diện hình sự.

Theo nguồn tin của WSJ, cuộc điều tra đang ở giai đoạn phát triển nhanh và có thể sớm hoàn thành cáo trạng. Người phát ngôn của Bộ Tư pháp Mỹ, và đại diện tập đoàn Huawei từ chối bình luận về thông tin này.

Cuộc điều tra hình sự mới nhất tiếp tục gia tăng áp lực đối với tập đoàn viễn thông Trung Quốc. Chính quyền của tổng thống Mỹ Donal Trump đang thực hiện các động thái mạnh mẽ nhằm ngăn chặn hành vi đánh cắp sáng chế và công nghệ của các công ty Trung Quốc.

Huawei từ lâu đã nằm trong "tầm ngắm" của cơ quan quản lý Mỹ. Thiết bị mạng của tập đoàn này đã bị loại bỏ khỏi hệ thống mạng tại Mỹ vì lo ngoại hoạt động do thám. Một số quốc gia khác như Nhật Bản, Úc, Anh cũng áp dụng biện pháp tương tự.

Nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới phủ nhận cáo buộc, khẳng định họ là công ty tư nhân, hoạt động độc lập với chính quyền Bắc Kinh.

Áp lực của Mỹ đối với Huawei đã gia tăng mạng trong thời gian gần đây. Cuối năm 2018, Canada đã bắt bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính đồng thời là con gái của người sáng lập Huawei. Bà Mạnh bị cáo buộc qua mặt các ngân hàng về công việc kinh doanh tại Iran, quốc gia đang chịu lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ.

{keywords}
Nhà sáng lập Huawei xuất hiện trước báo giới vào ngày 15/1. Ảnh: WSJ

Tuần trước, chính quyền Ba Lan bắt giữ Giám đốc chi nhánh Huawei tại quốc gia này với lí do làm gián điệp cho Trung Quốc. Vài ngày sau, Huawei tuyên bố không liên quan đến hành vi của cá nhân này và sa thải người này.

Sau nhiều biến cố lớn, lần đầu tiên nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi đã xuất hiện công khai trước báo giới. Phát biểu từ trụ sở Huawei tại Thâm Quyến, ông phủ nhận nghi ngờ về việc công ty của mình làm gián điệp cho chính phủ, khẳng định quan điểm chính trị của mình không ảnh hưởng tới kinh doanh.

Theo Zing/WSJ

Quốc gia châu Âu tiếp theo cân nhắc lệnh cấm thiết bị Huawei

Quốc gia châu Âu tiếp theo cân nhắc lệnh cấm thiết bị Huawei

Ba Lan là quốc gia châu Âu tiếp theo cân nhắc một lệnh cấm sử dụng những sản phẩm của tập đoàn viễn thông Huawei (Trung Quốc).