Sứa Mặt trăng từng khiến các nhà khoa học ngạc nhiên về khả năng phát triển chi mới, tái sắp xếp lại toàn bộ cấu trúc cơ thể và tạo ra các bản sao giống hệt chúng. Một nghiên cứu mới đây thậm chí còn phát hiện, loài sinh vật này còn có thể đảo ngược quá trình lão hóa, "cải lão hoàn đồng" và đặc biệt là "cải tử hoàn sinh".

{keywords}

Hình từ A - D cho thấy quá trình phát triển bình thường từ sứa non tới sứa vị thành niên. Hình từ E - F cho thấy sứa trưởng thành 25 ngày tuổi. Hình từ G - L cho thấy sứa vị thành niên trong giai đoạn "cải lão hoàn đồng". Ảnh: Daily Mail

Jinru He, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành sinh vật học biển tại Đại học Hạ Môn, Trung Quốc đã có công khám phá ra điều đặc biệt nói trên.

Theo tạp chí National Geographic, cách đây vài năm, anh Jinru đã bắt một con sứa Mặt trăng còn nhỏ, giống đực ở dưới biển và đem về nuôi dưỡng cho tới khi trở thành một cá thể trưởng thành đầy đủ.

Anh Jinru đã đặt xác của con sứa chết vào một bể nuôi mới và 3 tháng sau, một sinh vật đơn bào dạng ống (polyp) xuất hiện trên mẫu vật.

Khi một con sứa trưởng thành, hay còn gọi là medusa, bị thương, nó sẽ di chuyển xuống đáy biển. Sau đó, còn sứa này sẽ biến đổi trở về trạng thái sơ sinh - polyp - trước khi tiếp tục phát triển thành medusa. Hầu hết các con sứa bắt đầu cuộc sống như những polyp bám ở đáy biển hoặc rạn san hô, nhưng con người chưa từng quan sát được việc tạo ra một polyp như cách trên.

National Geographic cho biết, những gì mà anh Jinru quan sát được tương tự như việc một mảnh cánh bướm "mọc" ra một con sâu bướm. Các con sứa sơ sinh đã phát triển thành sứa medusa và sau đó thay vì chết đi, lại biến đổi trở lại trạng thái sơ sinh.

Anh  Jinru cũng nhận thấy rằng, ở một số medusa, các polyp phát triển bên ngoài các chỗ rách trogn miệng của chúng. Những polyp này sau đó phát triển thành các bản sao của sứa.

Các nhà khoa học tin rằng, việc biết rõ cách sứa Mặt trăng có được khả năng đặc biệt trên như thế nào, có thể mang tới chìa khoa giúp con người sống thọ hơn.

Năm ngoái, các nhà nghiên cứu thuộc Viện công nghệ California (Mỹ), từng khám phá ra rằng, khi sứa Mặt trăng bị mất các chi, chúng không tái mọc lại chúng. Thay vào đó, chúng sẽ tái tổ chức lại cơ thể để duy trì cấu trúc đối xứng.

Theo nhóm nghiên cứu, khả năng tái cấu trúc cơ thể này không chỉ thiết yếu cho việc tạo lực đẩy di chuyển và ăn uống, mà còn quyết định sự phát triển khỏe mạnh của sứa. Các nhà nghiên cứu phát hiện, những con sứa vị thành niên bất đối xứng (do không tái sắp xếp lại cơ thể khi bị thương) không thể phát triển thành sứa trưởng thành bình thường.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)

XEM CÁC TIN CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT: