Nhiều hãng công nghệ Việt cảm thấy buồn khi hay bị hỏi rằng sản phẩm của mình có phải là hàng nhập từ Trung Quốc hay không.

Trong buổi toạ đàm vừa được tổ chức bởi Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT), một trong những vấn đề được đem ra thảo luận là việc cần phải làm gì để phát triển ngành Công nghiệp CNTT Việt Nam. Tại đây, đã có khá nhiều chia sẻ được đưa ra bởi các doanh nghiệp công nghệ trong nước, về những khó khăn và thách thức mà họ phải đối mặt.

Theo ông Đỗ Vũ Anh, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT, để phát triển ngành Công nghiệp CNTT Việt Nam, cần phải có những chính sách về thuế, ưu đãi để các doanh nghiệp có điều kiện phát triển. Ngoài ra chúng ta cần phải có thị trường, cả trong nước cũng như nước ngoài.

{keywords}
Đại diện các doanh nghiệp công nghệ đang chia sẻ những khó khăn trong việc phát triển ngành Công nghiệp CNTT ở Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

“Samsung không cần phải sản xuất toàn bộ phần cứng, mình cũng có thể nhập ở chỗ nọ chỗ kia. Cái quan trọng là phần linh hồn trong sản phẩm, là firmware, là design (thiết kế -PV), chúng ta phải tạo ra được những sản phẩm được thị trường chấp nhận”, ông Đỗ Vũ Anh cho biết. Chính vì lẽ đó, chúng ta phải có những sách ưu đãi về thuế đối với ngành sản xuất phần mềm, firmware và bảo hộ thị trường trong nước để các doanh nghiệp nội có cơ hội phát triển.

Góp phần vào ý kiến này, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC cho rằng, ngành Công nghiệp CNTT được phân loại thành ba nhóm chính là phần mềm, dịch vụ CNTT và phần cứng. Trong ba nhóm này, việc phát triển công nghiệp phần cứng là khó khăn nhất. Ngoài ra, điều kiện để cạnh tranh thị trường rất khó, ngay cả chỉ đối với thị trường trong nước.

Để có thể phát triển nghành Công nghiệp CNTT, chúng ta cần phải tập trung nguồn lực, chọn một số lĩnh vực trọng tâm trọng điểm mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh. Trong công nghiệp phần cứng cứng, chúng ta nên ưu tiên về vấn đề thiết kế. Đây là cái chúng ta có thể tập trung đầu tư được, không tốn quá nhiều chi phí và có thể nhanh chóng bắt kịp với doanh nghiệp nước ngoài.

Các doanh nghiệp công nghệ trong nước cũng cho rằng có sự phân biệt đối xử giữa một công ty nước ngoài là Samsung với ngay chính các doanh nghiệp công nghệ nội. Samsung được hưởng chính sách thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 10 năm. Trong khi đó với các doanh nghiệp nội như VNPT, Viettel, FPT, CMC, không doanh nghiệp nào được hưởng chính sách này.

{keywords}
BPhone 2017 (trái) và Vivas Lotus S3 (phải), hai sản phẩm của ngành công nghiệp phần cứng Việt Nam vừa được ra mắt trong năm nay. Ảnh: Trọng Đạt

Chính phủ cũng có nhiều động thái khuyến khích các doanh nghiệp phần mềm bằng chủ trương giảm thuế TNCN, thế nhưng việc triển khai vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Chính vì lẽ đó, các sản phẩm công nghệ Việt Nam bị cạnh tranh ngay trên chính sân nhà.

Nếu chúng ta có những cải cách tốt hơn về thuế đối với các doanh nghiệp phần mềm, chẳng những Việt Nam có thể phát triển ngành dịch vụ CNTT trong nước mà còn tạo sức hút đối với ngay cả chính các công ty công nghệ nước ngoài.

Bên cạnh đó, quy mô ngành dịch vụ phần mềm của Việt Nam còn rất nhỏ bé. Chúng ta cần phải tập trung thúc đẩy các chính sách về nguồn lực và thị trường. Không những chỉ thiếu về số lượng nhân lực CNTT, chất lượng nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam cũng đang có vấn đề. Đó là những lý do khiến ngành Công nghiệp CNTT của Việt Nam chưa phát triển.

Trước vấn đề về phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp công nghệ trong nước, ông Trần Hữu Quyền – Tổng giám đốc VNPT Technology cho biết:

“Tôi chỉ xin doanh nghiệp trong nước được đối xử như doanh nghiệp FDI. Với doanh nghiệp trong nước nói riêng, tôi chỉ xin doanh nghiệp nhà nước được đối xử như doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước bị rất nhiều ràng buộc. Doanh nghiệp tư nhân chỉ hoạt động theo luật doanh nghiệp còn với những doanh nghiệp nhà nước như VNPT, chúng tôi còn phải chịu những chế tài khác nữa.”

{keywords}
Theo Tổng giám đốc VNPT Technology Trần Hữu Quyền, cần phải định nghĩa để người dùng hiểu rõ thế nào là một sản phẩm công nghệ Made in Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Ông Quyền cũng chia sẻ rằng làm công nghiệp phần cứng tại Việt Nam rất vất vả. Khó khăn nhất mà các công ty công nghệ Việt Nam phải đối mặt là vấn đề nhận thức xã hội.

Theo ông Quyền, cần phải có một định nghĩa chuẩn cho người dùng về việc thế nào là một sản phẩm Made in Việt Nam. Cái chính là ý tưởng tạo nên sản phẩm là của ai. Điều quan trọng nhất là sản phẩm Việt phải do người Việt thiết kế ra, phải có hồn của người Việt Nam trong đó. Không chỉ nhìn vào sản phẩm lấy linh kiện của ai rồi kết luận.

“Ví dụ gần nhất là việc ở Việt Nam chưa phát triển công nghệ bán dẫn. Nếu cứ muốn sản phẩm nước mình dùng công nghệ bán dẫn của Việt Nam thì lấy đâu ra”, ông Quyền cho biết.

Ông Quyền cũng chia sẻ rằng nhiều khi ông cảm thấy rất tủi hổ khi sản phẩm của VNPT cứ bị người này người khác hỏi rằng có phải của “ông hàng xóm” đưa sang không. Nếu tiếp tục bị vùi dập như thế thì nền công nghiệp nói chung và công nghiệp CNTT ở Việt Nam nói riêng sẽ chết yểu.

Trọng Đạt

2017: Năm bùng nổ của những mẫu điện thoại Made in Việt Nam

2017: Năm bùng nổ của những mẫu điện thoại Made in Việt Nam

Đã lâu lắm rồi những sản phẩm công nghệ Made in Việt Nam mới lại liên tục xuất hiện với tần suất dày đặc như vậy.

Hình ảnh trải nghiệm BPhone 2: Mẫu điện thoại hot nhất Việt Nam 2017

Hình ảnh trải nghiệm BPhone 2: Mẫu điện thoại hot nhất Việt Nam 2017

BPhone 2 hay BPhone 2017 có thiết kế đẹp và ấn tượng hơn nhiều so với phiên bản cũ.

Cận cảnh Vivas Lotus S3, smartphone Made in Vietnam vừa ra mắt

Cận cảnh Vivas Lotus S3, smartphone Made in Vietnam vừa ra mắt

Vivas Lotus S3 sở hữu thiết kế bóng bẩy với bộ khung kim loại và mặt lưng phủ kính. 

Phó Chủ tịch Bkav: "BPhone 2 sẽ được bán tại Dubai"

Phó Chủ tịch Bkav: "BPhone 2 sẽ được bán tại Dubai"

Chia sẻ của Phó Chủ tịch tập đoàn Bkav về việc chọn chip Snapdragon 625 cho BPhone 2. Cùng với đó là những bí mật về công nghệ camera AI lần đầu xuất hiện trên một chiếc điện thoại.