Để lưu giữ các câu chuyện của mình, con người từng phải chạm khắc và vẽ các hình ảnh cũng như chữ thô sơ lên các phiến đá hay vách tường hang động. Hiện, bất kỳ ai trong chúng ta có thể lưu trữ hàm trăm ngàn tài liệu trong một chiếc USB giá rẻ, có kích cỡ chỉ bằng ngón tay cái suốt nhiều thập niên.

Mới đây, các nhà khoa học Anh lại đưa khả năng này tiến thêm một bước rất xa khi tuyên bố phát triển thành công một phương pháp ghi dữ liệu có thể trường tồn lâu hơn cả bản thân loài người.

{keywords}

Quay trở lại năm 2013, một dạng công nghệ lưu trữ dữ liệu mới lần đầu được các chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu quang điện tử học (ORC) thuộc Đại học Southampton (Anh) giới thiệu. Bản tóm tắt sáng chế được đệ trình tại một hội nghị khoa học hé lộ, một tệp văn bản 300 kilobyte được lưu trên một dạng thủy tinh đặc biệt - một con "chip" nhỏ chịu sự điều khiển của laser.

Các xung ánh sáng cực nhanh và mạnh đã thay đổi cấu trúc nano của con chip thủy tinh silica, tạo ra các "châm" vô cùng nhỏ, có thể lưu trữ 3 bit thông tin. Các chuỗi chấm này được sắp thẳng hàng thành 3 lớp và khi chồng lên nhau, chúng không dày hơn bề ngang của một sợi tóc người.

Các chuyên gia cho biết, toàn bộ dữ liệu nói trên được lưu trữ ở 5 chiều (5D): vị trí 3D của chấm dữ liệu bên trong chip thủy tinh được ghi lại cùng với 2 chiều bổ sung do cường độ và dạng sóng (phân cực) của laser được dùng để tạo thành chấm. Các nhà khoa học sau đó đã có thể đọc tệp văn bản mã hóa.

Quảng bá cho thiết bị mới của mình trước hội thảo của Hiệp hội kỹ thuật quốc tế ở San Francisco, Mỹ trong tuần này, nhóm nghiên cứu ORC hiện đã ghi nhiều bộ tài liệu "khủng" vào các con chip của họ, kể cả Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc, quyển sách Opticks (Quang học) của Isaac Newton và Đại hiến chương của Anh quốc, dưới dạng 5D. Song, dạng 5D không thực sự là phần mang tính cách mạng của công nghệ này. Các yếu tố làm nên sự đặc biệt của công nghệ mới chính là khả năng lưu trữ đáng nể và sự chống chịu bền bỉ tuyệt vời của mỗi con chip.

Các nhà nghiên cứu tuyên bố, mỗi con chip với kích thước có thể để vừa lòng bàn tay bạn, có thể lưu trữ tới 360 terabyte dữ liệu. Điều đó có nghĩa là, nếu coi mỗi cuốn sách điện tử (e-book) có kích cỡ 2 megabyte, thì một con chip 5D có thể lưu trữ tới 180 triệu cuốn sách đó. Xét khoảng 130 triệu cuốn sách từng được viết từ trước tới nay, mọi văn bản ra đời trong lịch sử loài người tính tới hiện tại có thể thực sự được lưu trữ trong một con chip 5D.

Những con chụp này cũng nhiều khả năng tồn tại lâu hơn chính loài người: Chúng vẫn duy trì được tình trạng ổn định ở nhiệt độ lên tới 1.000°C và ở mức nhiệt độ 190°C, chúng có thể tồn tại tới 13,8 tỉ năm. Nhóm nghiên cứu chọn con số này vì nó ngẫy nhiên trùng với tuổi hiện thời của vũ trụ.

Giáo sư Peter Kazansky, thành viên nhóm nghiên cứu, bộc bạch: "Thật xúc động khi nghĩ rằng chúng tôi đã tạo ra công nghệ lưu trữ các tư liệu và thông tin cũng như bảo tồn toàn bộ chúng trong không gian cho các thế hệ tương lai. Công nghệ này có thể bảo lưu bằng chứng cuối cùng về nền văn minh của chúng ta: tất cả những gì chúng ta biết được sẽ không bao giờ bị lãng quên".

Tuấn Anh (theo IFLScience)

XEM THÊM CÁC TIN CÔNG NGHỆ: