Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải tại phiên khai mạc Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và CNTT 2018.

Bước đột phá giúp Việt Nam đặt nền tảng cho CMCN 4.0

Việt Nam hội nhập CMCN 4.0: Tự sản xuất ô tô, robot, vệ tinh nhân tạo

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "CMCN 4.0 là cơ hội lịch sử của Việt Nam"

Sáng 14/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và CNTT (REV-ECIT) 2018. Đây là hội nghị khoa học được tổ chức thường niên bởi Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam. Kể từ lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1990, hội nghị REV-ECIT đã trở thành một diễn đàn lớn, nơi công bố và trình bày các báo cáo khoa học trong ngành Điện tử - Viễn thông trên cả nước

Theo ông Trần Đức Lai - Chủ tịch hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam, Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và CNTT năm nay được tổ chức với chủ đề “Điện tử, Truyền thông và CNTT Việt Nam hướng tới Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4”.

Có tổng cộng 70 báo cáo khoa học đến từ các Viện, Trường đại học và các tổ chức nghiên cứu sẽ được trình bày tại REV-ECIT 2018.

{keywords}
Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và CNTT (REV-ECIT) 2018 vừa được khai mạc tại Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt

Phiên diễn đàn cấp cao và các phiên toạ đàm sẽ diễn ra trong ngày 14/12/2018 với hàng loạt báo cáo của lãnh đạo các tập đoàn, công ty công nghệ lớn của Việt Nam và thế giới. Bên lề hội nghị, ban tổ chức cũng có những gian triển lãm và cho trưng bày một số sản phẩm tiêu biểu do các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu và phát triển nhằm tiếp cận ngành công nghiệp 4.0.

Đến dự phiên khai mạc và phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho biết, thế giới đang chứng kiến cuộc CMCN 4.0 với những đột phá mạnh mẽ về công nghệ số, tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất.

Đặc trưng lớn nhất của Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là tính kết nối giữa các chủ thể và quy trình kinh tế nhờ vào sự phát triển của hạ tầng viễn thông, CNTT và Internet, đặc biệt là mạng lưới vạn vật kết nối.

CMCN 4.0 đang xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới thực với thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Đặc biệt, mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của cuộc cách mạng này diễn ra trên quy mô toàn cầu, với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ trước đến nay và dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đánh giá cao những đóng góp của Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam, đặc biệt trong việc tổ chức Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và CNTT (REV-ECIT) 2018. Ảnh: Trọng Đạt

Theo Thứ trưởng Phạm Hồng Hải, CMCN 4.0 là cơ hội lớn để Việt Nam thực hiện được các mục tiêu phát triển của mình, vì cả thế giới đều bước vào cuộc cách mạng 4.0 cùng với một vạch xuất phát.

Để nắm bắt cơ hội này nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho rằng, cần có những thay đổi mạnh mẽ về chính sách, tăng cường đầu tư và phân bố hợp lý nguồn vốn đầu tư cho phát triển công nghệ, đặc biệt là hạ tầng viễn thông và CNTT, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.

Do đó, Bộ TT&TT và các ngành liên quan cần khẩn trương nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ xem xét, thông nhất ban hành khung chính sách, tạo hành lang pháp lý cho lĩnh vực này phát triển, thúc đẩy sự phát triển của toàn nền kinh tế, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải nói.

{keywords}
Nhiều sản phẩm công nghệ cao được các doanh nghiệp mang tới trình diễn trong các gian hàng triển lãm tại REV-ECIT 2018. Ảnh: Trọng Đạt

Chia sẻ góc nhìn của mình về REV-ECIT 2018, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho rằng, hội nghị đã và đang có những đóng góp quan trọng về điện tử viễn thông, CNTT, góp phần nâng cao uy tín về học thuật của Việt Nam tại khu vực ASEAN.

Hội nghị này không chỉ thuần túy về học thuật mà còn tạo diễn đàn cho các doanh nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu trao đổi về những kinh nghiệm phát triển trong lĩnh vực Điện tử, Truyền thông và CNTT.

Theo Thứ trưởng Phạm Hồng Hải, Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam cũng như REC-ECIT có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế, xã hội bằng cách tăng cường kết nối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử viễn thông, CNTT, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ ứng dụng trong công nghiệp sản xuất và dịch vụ.

Thứ trưởng Phạm Hồng Hải hy vọng trong những năm tiếp theo, REC-ECIT sẽ thu hút sự quan tâm hơn nữa của các doanh nghiệp, tạo nên một cộng đồng chia sẻ, tăng cường khả năng kết nối, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, qua đó giúp thu hẹp khoảng cách từ chính sách đến thực tế, gắn liền với đời sống kinh tế của doanh nghiệp.

Trọng Đạt

Mạng 5G là hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0

Mạng 5G là hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0

Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng về 5G.

Nhân tài Việt hứng khởi trước quyết tâm làm CMCN 4.0 ở VN

Nhân tài Việt hứng khởi trước quyết tâm làm CMCN 4.0 ở VN

Tinh thần quyết liệt của Chính phủ trong xây dựng cách mạng công nghiệp 4.0 đã khiến các nhà khoa học trẻ người Việt ở nước ngoài cảm thấy choáng ngợp và hứng khởi.

100 nhân tài hiến kế CMCN 4.0: Cuộc chơi lớn, làm sâu và có tầm

100 nhân tài hiến kế CMCN 4.0: Cuộc chơi lớn, làm sâu và có tầm

Cái gì Việt Nam chưa có thì mỗi người một chân một tay, cùng về đây làm. CMCN 4.0 sẽ là cuộc chơi lớn, phải làm thật sâu và có tầm ảnh hưởng.

Muốn CMCN 4.0 phát triển, phải có "giấy khai sinh" cho công nghệ 4.0

Muốn CMCN 4.0 phát triển, phải có "giấy khai sinh" cho công nghệ 4.0

“Muốn cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển thì đầu tiên phải có khung pháp lý, phải có giấy khai sinh cho các công nghệ 4.0, các mô hình kinh doanh 4.0."

Hạ tầng số: Nền tảng cho CMCN 4.0 ở Việt Nam

Hạ tầng số: Nền tảng cho CMCN 4.0 ở Việt Nam

Hạ tầng số được xem như nền tảng cơ bản cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Đây là nền móng, vật liệu để xây dựng nên Chính phủ điện tử và nền Kinh tế số