Trước những thông tin bất lợi về việc các công ty công nghệ Mỹ đang cắt đứt thoả thuận làm ăn với Huawei, ông Jeremy Thompson - Phó chủ tịch điều hành Huawei tại Anh cho biết nguyên nhân của hành động này không phải vì mục đích an ninh mà đơn thuần là động cơ thương mại.

“Chúng tôi đang ở giữa cuộc chiến thương mại giữa 2 nước lớn. Đây là thời điểm gây ra nhiều tổn thất nhất với Huawei khi mà chúng tôi là một quả bóng giữa cuộc chiến thương mại này”, Jeremy Thompson nói.

{keywords}
Huawei đang ở tình thế vô cùng bất lợi khi đứng giữa cuộc chiến về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Mỹ đã ban hành lệnh cấm nhằm huỷ bỏ mối liên hệ giữa Huawei và các nhà cung cấp Mỹ. Đồng thời, chính phủ Mỹ cũng ra sức thuyết phục các đồng minh của mình thực hiện các hành động tương tự.

Tuy nhiên, động thái mới nhất khi chính phủ Mỹ cho phép những chiếc điện thoại Huawei cập nhật phần mềm thêm 60 ngày nữa cho thấy sự lỏng lệnh trừng phạt của chính phủ nước này. Dấu hiệu này cho thấy Mỹ nhận biết sâu sắc rằng lệnh cấm đối với Huawei có thể gây ra hậu quả sâu rộng không lường trước được và làm tổn thương chính các doanh nghiệp Mỹ.

Có vẻ như, việc nới lỏng lệnh cấm nhằm hạn chế tác động ngoài ý muốn đối với các bên thứ ba sử dụng thiết bị hoặc hệ thống của Huawei. Nói một cách khác, chính phủ Mỹ đang tìm cách ngăn chặn nguy cơ mất mạng lưới viễn thông trên diện rộng.

Lệnh cấm của chính phủ Hoa Kỳ đối với Huawei là lý do chính dẫn đến việc thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt giảm điểm, cổ phiếu của các nhà cung cấp chip ở Châu Âu và phố Wall đều trượt dốc. Cổ phiếu của Apple giảm 3,13%, Lumentum Holdings giảm 4,1%, Infineon mất 4,56% và nhà sản xuất chip Pháp-Ý STMicroelectronics giảm 9,18%.

{keywords}
Không chỉ Huawei, các doanh nghiệp Mỹ sẽ là nạn nhân tiếp theo của cuộc chiến thương mại này. 

Về phía Huawei, Jeremy Thompson cho biết hãng điện thoại này đã phát triển một hệ điều hành dành cho di động của riêng mình. Đó là phương án B của Huawei trong trường hợp không thể tiếp tục làm việc tiếp với đối tác Google. Theo Huawei, đó cũng là lý do mà công ty này đầu tư tới 14 tỷ USD mỗi năm vào lĩnh vực nghiên cứu, phát triển (R&D).

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - ông Lu Kang, cho biết, Bắc Kinh sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc bảo vệ các quyền hợp pháp của họ bằng các hình thức pháp lý.

Các nhà quan sát cho rằng, biện pháp đối phó của Trung Quốc có thể bao gồm việc khuyến khích người tiêu dùng tẩy chay hàng hóa của Mỹ. Ví dụ nhãn tiền nhất là các sản phẩm của Apple. Trung Quốc là thị trường lớn thứ ba của Apple tính theo doanh số. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể tăng cường các biện pháp kiểm tra hoặc áp đặt thêm các rào cản mới đối với hàng hoá có xuất xứ từ Mỹ.

Tuấn Nghĩa (Theo TheGuardian)