Trước những lời hứa hẹn hấp dẫn về phần thưởng trị giá cả năm thu nhập cho việc ăn trộm chỉ một sản phẩm mang thương hiệu Táo khuyết, các công nhân và nhân viên làm việc cho Apple sẵn sàng tìm mọi cách để phát tán thông tin ra bên ngoài. Ngược lại, đại gia công nghệ Mỹ cũng nỗ lực hết sức để ngăn những bí mật của hãng bị rò rỉ.

{keywords}

Các công nhân đang được điểm danh tại một nhà máy của Apple ở Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Một chỉ thị nội bộ lọt vào tay phóng viên trang công nghệ The Outline cho thấy, việc bảo mật hiện đã trở thành một mối quan tâm trọng yếu đối với CEO Apple Tim Cook. Ông Cook thậm chí đã thành lập một nhóm chuyên phụ trách vấn đề này, quy tụ các cựu thành viên của Cơ quan mật vụ, Cơ quan an ninh quốc gia (NSA) và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI).

Bài trình bày kéo dài 60 phút nhan đề "Ngăn chặn những kẻ làm rò rỉ thông tin - Giữ bí mật tại Apple" bao gồm cả những ý kiến phát biểu của các quan chức an ninh và những trích đoạn video các bài phát biểu trọng yếu của ông Cook. Bài trình bày giải thích rằng, Apple có các điều tra viên ở khắp nơi trên thế giới nhằm "theo dấu và ngăn chặn những kẻ làm rò rỉ thông tin".

Các nhà máy chế tạo và lắp ráp sản phẩm của Apple soi kiểm an ninh hàng triệu nhân viên trong một quá trình nghiêm ngặt, được so sánh ngang ngửa với cách thức của Tổ chức quản lý an ninh vận chuyển Mỹ (TSA). Cụ thể, mọi nhân viên Apple đều bị kiểm tra an ninh mỗi lần ra - vào các tòa nàh.

Theo The Outline, đội ngũ An ninh toàn cầu của Apple vận hành rất giống một "nhóm kín", trong đó một nhóm trực thuộc có tên gọi An ninh sản phẩm mới tập trung giám sát chặt chuỗi cung ứng.

Linh phụ kiện của một sản phẩm mới được coi là món đồ giá trị nhất có thể bị đánh cắp để tuồn ra bên ngoài. Năm 2013, Apple từng phải mua lại gần 30.000 món linh phụ kiện trước khi iPhone 5C chính thức trình làng nhằm "tránh để mẫu smartphone này xuất hiện sớm ở bất kỳ blog nào trên Trái đất".

Mặc dù các vụ rò rỉ liên quan đến những bộ phận, linh phụ kiện bị đánh cắp từ các nhà máy của Apple tại Trung Quốc từng là vấn đề nghiêm trọng nhất, nhưng theo các chuyên gia, nguy cơ hiện nay đã chuyển sang các cơ sở của hãng tại California, Mỹ.

Một nhóm khác thuộc đội ngũ An ninh toàn cầu của Apple, có tên gọi Quản lý chương trình bí mật thậm chí còn cài cắm thành viên vào các nhóm phát triển sản phẩm để bảo đảm các nhân viên không tiết lộ tin mật ra bên ngoài.

"Năm ngoái là năm đầu tiên các cơ sở của Apple tại Mỹ làm rò rỉ thông tin nhiều hơn chuỗi cung ứng", David Rice, giám đốc đội An ninh toàn cầu của Apple nói.

Theo ông Rice, các công nhân tại những nhà máy ở Trung Quốc tìm đủ thủ thuật để đưa lén các sản phẩm ra bên ngoài, kể cả cất giấu chúng trong các phòng tắm, xả nước cuốn trôi chúng xuống bồn cầu rồi vớt lại sau đó trong cống thải, ném chúng qua hàng rào hay nhồi nhét chúng giữa các ngón chân.

Suốt thời gian qua, Apple từng thu giữ 8.000 linh phụ kiện bị các nữ công nhân ăn trộm, cố gắng tuồn ra bên ngoài bằng cách giấu trong dây áo lót.

Khi một vụ việc như vậy bị phát giác, Apple đã tiến hành các cuộc điều tra sâu rộng nhằm tìm ra nguồn gốc ban đầu. Một cuộc điều tra kiểu như vậy đã kéo dài tới tận 3 năm.

Theo giới quan sát, các thông tin rò rỉ chưa được xác thực gần đây về iPhone 8 có thể buộc Apple siết chặt hơn nữa các biện pháp bảo mật. Và chỉ thị nội bộ nói trên có thể chỉ là bước đầu của quá trình này.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail, Phonearena)