Aleksandr Kogan là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày qua, khi anh là tác giả của ứng dụng đã thu thập dữ liệu của hơn 50 triệu người dùng Facebook và bán cho Cambridge Analytica.

Vào tuần trước, Facebook đã gây chấn động cả thế giới với bê bối dữ liệu cá nhân của hơn 50 triệu người dùng đã bị thu thập và sử dụng trái phép bởi một công ty có tên Cambride Analytica. Facebook đã ngay lập tức thông báo loại bỏ công ty này khỏi nền tảng của mình khi vụ việc bị "vỡ lở", nhưng trên thực tế thì Facebook đã biết về việc này từ cách đây 3 năm mà không hề nói cho người dùng cũng như các cơ quan hành pháp biết.

Cambridge Analytica, sau khi mua được dữ liệu của Kogan, đã sử dụng chúng để giúp các ứng viên của Đảng Cộng hòa giành chiến thắng, trước là Thượng nghị sĩ Ted Cruz và sau là Tổng thống Donald Trump. Facebook đã khẳng định mình là nạn nhân của vụ việc, cáo buộc Cambridge Analytica và SCL Group đã lạm dụng nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới để thu thập dữ liệu của người dùng.

Tuy nhiên, người đã "khởi xướng" toàn bộ vụ việc, Giáo sư Tâm lý học của Đại học Cambridge Aleksandr Kogan, khẳng định Facebook đang nói dối.

{keywords}
Aleksandr Kogan, người đã tạo ra ứng dụng khiến Facebook mất hàng chục tỷ USD

Năm 2013, công ty của Kogan xây dựng một ứng dụng khảo sát tâm lý chạy trên Facebook. Ứng dụng này trả tiền cho 270.000 người tham gia nhưng yêu cầu được tiếp cận một số thông tin như tên tuổi, vị trí địa lý, giới tính, những trang họ "like" và cả danh sách bạn bè của họ. Với mạng lưới kết nối bạn bè trên mạng xã hội, kết quả là tổng cộng 50 triệu người bị thu thập thông tin. Đến nửa sau năm 2014, Kogan bán dữ liệu cho Cambridge Analytica - công ty từng làm việc cho chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016 của Donald Trump.

Facebook, sau khi chia sẻ dòng thời gian của những sự kiện đã xảy ra có liên quan đến vụ việc, khẳng định Kogan đã làm sai quy tắc. Tuy anh ban đầu đã thu thập thông tin của người dùng Facebook một cách hợp lệ, việc chia sẻ và bán chúng cho các tổ chức bên thứ ba là vi phạm các điều khoản của Facebook.

{keywords}
CEO Facebook chính thức lên tiếng xin lỗi người dùng sau scandal tiết lộ thông tin cá nhân

Theo Bloomberg, trong email mà Kogan gửi tới các đồng nghiệp tại Đại học Cambridge (Anh), anh khẳng định những lời mà Facebook nói là hoàn toàn bịa đặt. Kogan đã sử dụng nền tảng của Facebook để thay đổi quy định và điều khoản của ứng dụng từ "nghiên cứu" sang "hoạt động mua bán", nhưng Facebook không hề có ý kiến gì về sự thay đổi này.

"Chúng tôi đã ghi rõ rằng người dùng ứng dụng sẽ trao cho chúng tôi quyền sử dụng dữ liệu, bao gồm bán và cấp phép những dữ liệu đó. Những thay đổi này đều được thực hiện trên nền tảng ứng dụng Facebook, nên họ hoàn toàn đã có thể xem xét ứng dụng đó một cách kỹ lưỡng".

Andy Stone, phát ngôn viên của Facebook "phản pháo": "Kogan đã vi phạm điều khoản của Facebook, dù anh ta có ghi rõ những mục đích của mình trong mục điều khoản ứng dụng hay không".

Dưới đây là những kiểu dữ liệu mà ứng dụng Qualtrics của Kogan thu thập:

"Thông qua ứng dụng, chúng tôi thu thập những thông tin chi tiết về mỗi người dùng (tên, địa chỉ, tuổi, giới tính) và những trang mà họ thích (ví dụ như Lady Gaga). Chúng tôi đã thu thập những dữ liệu tương tự với bạn bè của họ, những người cho phép bạn bè chia sẻ dữ liệu thông qua ứng dụng trong cài đặt bảo mật của mình. Mỗi người dùng sử dụng ứng dụng đã được xem danh sách chính xác những dữ liệu sẽ được thu thập và trong điều khoản sử dụng cũng có nói rõ về bản chất thương mại của dự án và những quyền lợi mà người dùng đã trao. Chính bản thân Facebook cũng đã nói rằng mục đích của việc thu thập này là hoàn toàn hợp lệ".

{keywords}
Facebook thu thập thông tin chi tiết về mỗi người dùng.

Ngoài ra, Kogan khẳng định tuy anh chưa được bất kỳ cơ quan chức trách nào, từ FBI cho tới Quốc hội Anh tiếp cận phỏng vấn, anh rất sẵn lòng chia sẻ những thông tin chi tiết hơn về vụ việc.

Email của Kogan cũng tiết lộ một số thông tin về cuộc đời của anh. Anh sinh ra tại Liên bang Xô Viết cũ nhưng chuyển đến thành phố New York khi lên 7 tuổi. Gần đây anh đã đổi tên từ Kogan sang Spectre sau khi kết hôn.

"Tôi đã trải qua một tuần kỳ cục. Một số phóng viên của New York Times và Guardian hỏi tôi có phải gián điệp Nga hay không. Nếu đúng thì chắc tôi là gián điệp ngốc nhất thế giới", Kogan nói.

Theo Vnreview

Chân dung người phanh phui vụ rò rỉ thông tin 50 triệu tài khoản Facebook

Chân dung người phanh phui vụ rò rỉ thông tin 50 triệu tài khoản Facebook

Không học vấn hay bằng cấp, Christopher Wylie đã tạo nên công cụ tâm lý chiến tác động tới hàng triệu cử tri tại Mỹ, Anh và trên khắp thế giới. Cũng chính anh đã tố cáo chính sách kiểm duyệt lỏng lẻo của Facebook.

Cách an toàn nhất để bảo vệ thông tin cá nhân trên Facebook

Cách an toàn nhất để bảo vệ thông tin cá nhân trên Facebook

Facebook đang lâm vào khủng hoảng sau scandal rò rỉ thông tin 50 triệu người dùng. Điều người dùng nhận ra sau khi sự việc vỡ lở là, dữ liệu cá nhân của người dùng chính là "món hàng" được đem ra trao đổi.

CEO Facebook: "Nếu không thể bảo vệ dữ liệu, chúng tôi không xứng đáng phục vụ bạn"

CEO Facebook: "Nếu không thể bảo vệ dữ liệu, chúng tôi không xứng đáng phục vụ bạn"

Sau scandal làm lộ thông tin của 50 triệu người dùng khiến Facebook lâm vào khủng khoảng từ cuối tuần trước, CEO Mark Zuckerberg cuối cùng cũng đã chính thức lên tiếng.