WEF đang trao đổi với nhiều quốc gia về việc thành lập Trung tâm nghiên cứu chính sách về CMCN 4.0 liên kết với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF 4IR Affiliate Center). Việt Nam có thể sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên có sự hiện diện của một Affiliate Center như vậy.

Giám đốc Diễn đàn kinh tế thế giới: WEF, VN có quan hệ đối tác chặt chẽ

Diễn đàn kinh tế thế giới và quan hệ với VN

Phát biểu của Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Smart IoT Vietnam 2018

Chiều 22/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp ông Justin Wood - Giám đốc diễn đàn Kinh tế Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (The World Economic Forum - WEF) là tổ chức quốc tế về hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. WEF được thành lập năm 1971 và có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sỹ.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng (phải) tại buổi tiếp ông Justin Wood - Giám đốc diễn đàn Kinh tế Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (trái). Ảnh: Trọng Đạt

Tại buổi tiếp xúc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và ông Justin Wood đã trao đổi với nhau nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có nhắc đến sự tham gia ngày một sâu sắc hơn của Việt Nam tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ về những nỗ lực của Bộ TTTT trong việc sớm hiện thực hóa 3 sáng kiến mà Việt Nam đã đưa ra tại Hội nghị WEF ASEAN diễn ra tại Hà Nội vào tháng 9/2018 vừa qua.

Cụ thể, Bộ trưởng cho biết Việt Nam về cơ bản đã hoàn tất việc xây dựng trung tâm chia sẻ nguy cơ an ninh mạng trong ASEAN (ASEAN Cyber security hub) đặt tại Việt Nam và trong thời gian sắp tới sẽ mời một số nước như Lào, Campuchia, Myanmar cùng tham gia phát triển trung tâm, sau đó sẽ mời tiếp các nước khác để tạo thành mạng lưới chia sẻ thông tin về an ninh mạng chung cho khu vực trong năm tới.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhắc tới đề xuất của Việt Nam về việc thành lập trường đại học chung ASEAN nhằm đào tạo chuyên ngành cho lĩnh vực ICT. Theo đó, có tới 2 cơ sở giáo dục của Việt Nam là trường Đại học FPT và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã thành lập một khoa đào tạo về chuyên ngành ICT với chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sinh viên các nước ASEAN sẽ được cấp học bổng để tham gia các chương trình đào tạo về ICT nói chung và CMCN 4.0 nói riêng tại các cơ sở này.

“Viettel sẽ trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam tiến hành cấp học bổng để thu hút sinh viên các nước ASEAN đến theo học ngành ICT, trước mắt là các học viên 3 nước Lào, Campuchia và Myanmar”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Liên quan đến sáng kiến về ASEAN một giá cước di động, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết hiện nay các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam đang đẩy nhanh việc đàm phán với các nhà mạng các nước thành viên ASEAN và dự kiến sẽ tiến hành ký kết với các nhà mạng của thêm 2 nước thành viên ASEAN nữa (ngoài các nước Lào, Campuchia và Myanmar đã có triển khai 1 giá cước di động với Việt Nam). Thông tin cụ thể và lễ ký kết sẽ được công bố tại Hội nghị Bộ trưởng Viễn thông và CNTT ASEAN TELMIN 18 diễn ra vào 5-6/12/2018.

Bên cạnh các nội dung liên quan đến các sáng kiến, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng chia sẻ một quan điểm mới mẻ về CMCN 4.0: Đây phải là cuộc cách mạng đối với tất cả những người dân thường, chứ không phải đối với những người làm công nghệ. Chính vị vậy, với nguồn lực và ảnh hưởng của mình, Diễn đàn WEF nên có những nỗ lực để giúp CMCN 4.0 trở nên phổ biến và gần gũi với tất cả mọi người dân, kể cả những người không hiểu biết gì về công nghệ, ví dụ như viết và xuất bản một cuốn sách để mô tả, giải thích một cách đầy đủ nhưng đơn giản nhất về công nghệ số, về CMCN 4.0, mà bất kỳ ai đọc cũng có thể hiểu. Nếu WEF làm được điều này, Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên đăt mua cuốn sách đó để phổ biến đến mọi người dân.

{keywords}
 Ông Justin Wood cảm ơn những đóng góp của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế Thế giới vừa được tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 9. Ảnh: Trọng Đạt

Trước những chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc diễn đàn Kinh tế Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - ông Justin Wood gửi lời cảm ơn tới Bộ TT&TT vì những đóng góp tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế Thế giới vừa được tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 9. “Tất cả đại biểu tham dự diễn đàn đều đánh giá đây là một hội nghị được tổ chức thành công. Các thành viên của WEF cũng ghi nhận sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía chính phủ Việt Nam cũng như cá nhân ngài Bộ trưởng để hội nghị có thể diễn ra tốt đẹp”, ông Justin Wood nói.

Ông Justin Wood cũng ghi nhận và rất hào hứng với sáng kiến độc đáo của Bộ trưởng TT&TT về một cuốn sách đơn giản dễ hiểu về CMCN 4.0 dành cho mọi người dân, và hứa sẽ đưa ý tưởng này lên ban lãnh đạo WEF để thảo luận và hướng tới việc hiện thực hóa nó.

Việt Nam sẽ có Trung tâm nghiên cứu chính sách theo mô hình Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Trao đổi với Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, ông Justin Wood đề cập tới mô hình Trung tâm CMCN 4.0 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới phát triển. Trung tâm CMCN 4.0 của WEF tại San Francisco (Mỹ) được thành lập vào tháng 4/2017. Đây là một tổ chức kết nối cộng đồng quốc tế trong các đối thoại đa bên và hợp tác cụ thể về cơ hội và thách thức từ các ngành công nghệ cao.

Trung tâm CMCN 4.0 của WEF nghiên cứu về 9 lĩnh vực chính của cuộc CMCN 4.0 gồm Trí tuệ nhân tạo và học máy, Internet vạn vật và kết nối, Block chain, Tự động hóa và đô thị di động, Drones và hàng không tương lai, Thương mại số, Công nghiệp 4.0 về trái đất, Dược phẩm chính xác và Chính sách dữ liệu.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao món quà lưu niệm cho ông Justin Wood. Ảnh: Trọng Đạt

Một trong những mô hình tổ chức của Trung tâm CMCN 4.0 là Trung tâm liên kết (Affiliate Center). Đây là mô hình dạng nhượng quyền thương hiệu (franchise) hoạt động theo mô hình của WEF nhưng hoàn toàn do nước sở tại vận hành.

Trước đề nghị của Giám đốc diễn đàn Kinh tế Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và ông Justin Wood đã trao đổi về việc thành lập Trung tâm nghiên cứu chính sách về CMCN 4.0theo hình thức liên kết với WEF tại Việt Nam. Trung tâm này sẽ hoạt động theo mô hình của WEF nhưng hoàn toàn do phía Việt Nam vận hành.

Trung tâm nghiên cứu chính sách sẽ là nơi xây dựng các chính sách, khuôn khổ pháp lý với mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa những công nghệ mới và hệ thống pháp luật.

Hiện nay, trên thế giới chưa có Trung tâm Affiliate Center nào được thành lập. WEF đang trao đổi với Brazil, Thụy Điển, Israel, Pháp, Đức và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất để thành lập những cơ sở như vậy trong năm 2019. Việt Nam có thể sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới chứng kiến sự xuất hiện của một Affiliate Center.

Trọng Đạt

Mạng 5G là hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0

Mạng 5G là hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0

Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng về 5G.

Việt Nam sẽ sớm triển khai 5G, đưa tốc độ mạng lên 10Gbps

Việt Nam sẽ sớm triển khai 5G, đưa tốc độ mạng lên 10Gbps

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư quốc tế ngành TT&TT năm 2018 vừa được Bộ TT&TT tổ chức, đã có nhiều ý kiến chia sẻ về định hướng phát triển công nghệ 5G và những hướng đi mới cho Việt Nam.

"Chuyển đổi số sẽ thay đổi cách chúng ta sống"

"Chuyển đổi số sẽ thay đổi cách chúng ta sống"

Sáng 19/11, Hội truyền thông số Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo Chuyển đổi số, cơ hội và thách thức.

Chuyển đổi số: Quan trọng nhất là thay đổi tư duy, cách tiếp cận

Chuyển đổi số: Quan trọng nhất là thay đổi tư duy, cách tiếp cận

Chiều 1/10, tại trụ sở Bộ TT&TT đã diễn ra buổi làm việc giữa Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác do ông Vincent Chen, Giám đốc toàn cầu khối tư vấn chính sách công Tập đoàn Boston Consulting (BCG) dẫn đầu.

"Tuyên truyền tạo nên sự ổn định, công nghệ tạo nên sự phát triển"

"Tuyên truyền tạo nên sự ổn định, công nghệ tạo nên sự phát triển"

Nhận định của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi khai mạc Lớp bồi dưỡng QLNN trong lĩnh vực TT&TT năm 2018 dành cho các Giám đốc Sở TT&TT khu vực phía Bắc.