Mẫu máy bay vũ trụ đang được Trung Quốc phát triển có thể cho phép di chuyển dễ dàng từ mặt đất lên quỹ đạo và quay trở về bằng tốc độ siêu thanh.

Hiện tại Tập đoàn Khoa học & Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc (CATSC) đang lựa chọn công nghệ tốt nhất và tuyển mộ nhân tài trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ để xây dựng mẫu máy bay lai tàu vũ trụ thế hệ mới này.

Phương tiện bay sẽ sử dụng động cơ vòng kết hợp cho phép nó cất cánh từ đường băng thông thường rồi phóng thẳng lên quỹ đạo. Quá trình cất cánh sẽ sử dụng động cơ phản lực phân luồng tuốc-bin (turbofan) hoặc động cơ phản lực một luồng tuốc-bin (turbojet), rồi sau đó dùng động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) để đẩy máy bay lên bầu khí quyển.

{keywords} 

Khi máy bay đạt tốc độ siêu thanh, nó sẽ chuyển sang sử dụng động cơ phản lực dòng tĩnh siêu âm (scramjet) để vượt lên tầng "vũ trụ gần" nằm trong khoảng độ cao 20km – 100km so với mực nước biển. Khi đã ở môi trường "vũ trụ gần", máy bay sẽ sử dụng động cơ tên lửa thông thường để vào quỹ đạo.

Cũng giống các con tàu vũ trụ của Mỹ, phiên bản do Trung Quốc phát triển cũng có thể tái sử dụng, cho phép vận chuyển các nhà du hành lên quỹ đạo, hạ cánh và cất cánh lại mà chỉ cần sửa chữa giới hạn. Đặc điểm này giúp giảm thiểu chi phí cho chương trình không gian và giúp các nhà du hành người Trung Quốc có thể tiếp cận quỹ đạo Trái Đất thường xuyên hơn.

Trong một bản tin trên kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV, kỹ sư Yang Yang của CASTC thậm chí còn nói về viễn cảnh sẽ sử dụng phương tiện di chuyển này cho mục đích du lịch.

Do sử dụng động cơ vòng kết hợp nên chiếc máy bay vũ trụ của Trung Quốc có thể tiến vào quỹ đạo chính xác hơn so với phương tiện baychỉ sử dụng động cơ phản lực. Kiểu kết hợp này sẽ giúp giảm sức ép trọng lực cho nhà du hành, giúp những người thậm chí không cần tập luyện làm quen cũng có thể lên được vũ trụ.

{keywords} 

Hiện phiên bản máy bay vũ trụ của Trung Quốc đang trong quá trình phát triển và dự kiến sẽ thử nghiệm trong 3 hoặc 5 năm tới. Mục tiêu tới năm 2030 sẽ đưa vào vận hành chính thức. Phương tiện này tương tự mô hình British Skylon, cũng sử dụng động cơ vòng kết hợp và động cơ phản lực để bay với tốc độ siêu thanh.

Tuy nhiên, chiếc máy bay vũ trụ của Anh thay vì sử dụng động cơ phản lực luồng tĩnh siêu âm để bay với tốc độ siêu thanh thì lại chọn kiểu động cơ phản lực được làm lạnh từ trước. Phương tiện bay này cũng có mốc thử nghiệm và khai thác thương mại tương tự như của Trung Quốc.

Nguyễn Minh (theo DigitalTrends)