Đi trên những con phố rợp bóng cây qua những tòa nhà bóng loáng ở thành phố toàn cầu Bonifacio (BGC), người ta dễ có cảm giác như đang ở Singapore. Quận nằm giữa khu sầm uất của thủ đô Manila, Philippines, là nơi rất thân thiện với người đi bộ.

{keywords}
Phần mềm nhận diện từng khuôn mặt được trưng bày tại triển lãm an ninh Trung Quốc 2018. Ảnh: SCMP

Ngoài pháo đài nổi tiếng và nhiều trung tâm mua sắm, quán bar và nhà hàng, BGC còn có không gian xanh, nằm gần vài sân golf và cách sân bay không xa. Thành phố này dân cư và kinh doanh này còn được trang bị các hệ thống giám sát hiện đại do tập đoàn Huawei của Trung Quốc sản xuất.

Các camera của Huawei kết nối với bộ công cụ thu thập dữ liệu, như hệ thống nhận dạng biển số xe, phát hiện tội phạm và quản lý dòng lưu thông của xe cộ. Chúng được điều phối từ một “trung tâm chỉ huy” và “điểm giám sát” trên khắp khu dân cư đang ở trong giai đoạn phát triển 2 này. Hệ thống đó hiện giám sát được 70% các khu vực công cộng. Giai đoạn 3 dự kiến sẽ nâng mức giám sát lên 100% và lắp camera tại tất cả các tòa nhà và bãi xe.

Những việc này được làm theo yêu cầu của một công ty quản lý địa phương là Bonifacio Global City Estate Association (BGCEA) từ năm 2014.

“Thành phố an toàn” như cách gọi của Huawei được hy vọng sẽ trở thành hình mẫu cho các thành phố khác học theo, giám đốc điều hành BGCEA Rodney Medrano được bản tin marketing của Huawei dẫn lời. BGC đã thu hút nhiều tập đoàn đa quốc gia như Coca-Cola, HSBC, Unilever, Google và Facebook.

Nhưng khi công nghệ giám sát số đông của Huawei được lắp đặt khắp không gian công cộng ở BGC,những người Philippines ủng hộ quyền riêng tư tỏ ra lo ngại.

“Nguy cơ giám sát và xâm phạm quyền riêng tư của mọi người là rất lớn”, SCMP dẫn lời luật sư Jam Jacob. “Trước đây chúng tôi biết IBM cộng tác với ít nhất 3 thành phố ở Philippines...Vì thế ít nhiều chúng tôi hiểu hiện tượng thành phố thông minh đang lan khắp Philippines”, ông Jacob nói. Luật sư này đang làm việc cho Foundation for Media Alternatives, một tổ chức hỗ trợ công dân và cộng đồng trong việc sử dụng phù hợp công nghệ liên lạc và thông tin một cách phù hợp.

Từ khi internet và điện thoại thông minh xuất hiện, các chính phủ thu thập ồ ạt thông tin cá nhân và các doanh nghiệp bán những thông tin đó để lấy hàng tỷ đô la. Nhiều người tin rằng Huawei không khác gì nhiều doanh nghiệp châu Á và phương Tây từng làm như vậy.

Trong dự án BGC, Huawei nói rằng họ không quản lý, sử dụng hay động vào dữ liệu, và những dữ liệu này thuộc về khách hàng.

“Quan ngại hàng đầu của tôi đối với bất kỳ hãng công nghệ Trung Quốc nào là hệ thống sở hữu mù mờ”, cựu nghị sĩ Ashley Acedillo nói. Ông cũng lo ngại các công ty nhà nước hay những công ty có quan hệ gần với Bắc Kinh có thể bị lợi dụng để tấn công hay theo dõi các nhân vật hay chỉ trích ở Philippines.

Cộng đồng tình báo Mỹ nhiều năm qua đã cảnh báo Huawei có quan hệ với chính phủ và quân đội Trung Quốc, còn Huawei phủ nhận.

Nhưng một số nước đang phát triển đang nỗ lực hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật vẫn bị các công ty Trung Quốc hấp dẫn vì công nghệ hiện đại và giá rẻ. Đối với công nghệ giám sát ở Philippines, ông Jacob cho rằng chính phủ có thể không hiểu nhiều về cách công nghệ này bị lợi dụng và sử dụng sai mục đích.

Theo TPO

Hà Nội tìm lời giải “bài toán" xây dựng thành phố thông minh

Hà Nội tìm lời giải “bài toán" xây dựng thành phố thông minh

Dân là gốc. Đây là tư tưởng chính trị xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó cũng chính là lời giải cho bài toán xây dựng thành phố thông minh của Thủ đô.