Du hành thời gian là có thể? Khát vọng du hành thời gian luôn là sự kỳ vọng không chỉ có ở một người bình thường, mà còn ở những nhà nghiên cứu

Ở Hollywood, không khó để bắt gặp phim khoa học viễn tưởng hay chương trình truyền hình lấy đề tài các tổ chức chính phủ đang tiến hành thí nghiệm phi đạo đức hoặc nhiệm vụ tối mật. Dịch chuyển tức thời và du hành thời gian là những mô típ rất phổ biến trong phim khoa học viễn tưởng.

Một ví dụ kinh điển là phim The Philadelphia Experiment, được sản xuất năm 1984. Nội dung phim kể về thí nghiệm của chính phủ Mỹ trong việc chế tạo ra "tàu chiến tàng hình" nhưng không ngờ lại dịch chuyển hai thủy thủ đang trên bến cảng ở Philadelphia vào năm 1943 đến sa mạc Nevada năm 1984.

Ví dụ khác là phim 12 Monkeys, được sản xuất năm 1995. Phim kể về một tù nhân từ năm 2035 được gửi về quá khứ để ngăn chặn sự phát tán của loại virus chết người xóa sổ phần lớn nhân loại.

Dịch chuyển không - thời gian

Người ta không thể không tự hỏi liệu về tính chân thực của những câu chuyện trên. Liệu chính phủ Mỹ từng tiến hành bất kỳ thử nghiệm dịch chuyển tức thời cả không - thời gian một ai đó?

Nhiều người hẳn sẽ đưa ra câu trả lời là "có", đơn giản chỉ vì họ muốn tin vào khả năng này. Hoặc, họ cho rằng mình có liên quan hay từng tham gia dự án nào đó tương tự. Ví dụ như trường hợp chưa được xác minh của Andrew D. Basiago. Ông tuyên bố mình được mời tham gia vào chương trình thí nghiệm tuyệt mật của chính phủ Mỹ, có tên là "Dự án Pegasus".

Andrew D. Basiago là luật sư nổi tiếng ở Washington. Năm 2004, ông tuyên bố khi còn nhỏ đã tham gia vào "Dự án Pegasus" tuyệt mật của chính phủ Mỹ, dưới chỉ đạo của Cơ quan Chỉ đạo các dự án Nghiên cứu Quốc phonbfg Tiên tiến (DARPA).

My tung bi mat thi nghiem du hanh thoi gian va dich chuyen tuc thoi? hinh anh 1

Dù không có bằng chứng cụ thể, nhiều người vẫn muốn tin vào khả năng dịch chuyển không - thời gian. Ảnh: Beyondsciencetv.

Chính xác thì một đứa trẻ 7 tuổi đã làm gì trong 5 năm tham gia "Dự án Pegasus"? Basiago cho biết trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1972 - giai đoạn Mỹ bị trì trệ trong cuộc chạy đua công nghệ vũ trụ - ông là một phần của những thí nghiệm dịch chuyển trẻ em xuyên không - thời gian.

Trong cuộc phỏng vấn năm 2012 với Huffington Post, Basiago giải thích những đứa trẻ được sử dụng làm đối tượng của "Dự án Pegasus" để xác định tác động về tinh thần và thể chất của việc du hành thời gian đối với trẻ em. Ông cũng tiết lộ trẻ em có khả năng thích nghi tốt hơn với các di chuyển tiến và lùi xuyên thời gian.

Về việc làm thế nào để dịch chuyển tức thời và du hành thời gian có thể thực hiện được, Basiago tin rằng công nghệ đã được Nikola Tesla phát triển trước khi ông qua đời vào năm 1943.

Bẻ cong sự liên tục của không - thời gian được cho là có thể đạt được bằng cách khai thác thứ Tesla gọi là "năng lượng bức xạ". Bức màn bí mật của "thứ năng lượng tiềm ẩn và lan tỏa khắp vũ trụ" này có thể được vén lên bằng một cỗ máy tạo ra "hai quả bom hình elip" cao khoảng 2,5 m xây cách nhau 3 m.

Khi những người tham gia "Dự án Pegasus" bước vào trường năng lượng bức xạ, họ thấy mình ở trong một đường hầm xoáy trước khi đến đích.

My tung bi mat thi nghiem du hanh thoi gian va dich chuyen tuc thoi? hinh anh 2

Basiago nói đây chính là ông ta trong một bức ảnh chụp tại buổi diễn văn Gettysburg lịch sử của Abraham Lincoln. Ảnh: Beyondsciencetv.

Trong thời gian tham gia chương trình, Basiago cho biết ông đã quay ngược thời gian để tham dự buổi diễn văn Gettysburg lịch sử của Abraham Lincoln xảy ra khoảng nửa sau thế kỷ 19. Theo Basiago, ông thậm chí có thể được phát hiện trong một bức ảnh được chụp trong sự kiện này.

Ông cũng tuyên bố rằng bản thân từng du hành nhiều lần đến nhà hát Ford trong đêm Tổng thống Lincoln bị ám sát. Và bởi vì dịch chuyển đến nhà hát Ford năm 1865 vài lần nên tại một số thời điểm, ông thậm chí gặp các phiên bản của chính mình trong các lần du hành.

Điều này khiến Basiago đưa ra kết luận công nghệ sử dụng cho "Dự án Pegasus"  sẽ gây ra hậu quả khôn lường nếu chính phủ quyết định thường xuyên sử dụng nó để du hành thời gian.

Ông cũng tin rằng những gì chính phủ Mỹ đạt được trong chương trình này không chỉ là bẻ cong không - thời gian, mà còn tạo ra một thực tại khác cho dòng thời gian.

Dịch chuyển đến Hỏa tinh

Ngoài những tuyên bố liên quan đến DARPA và Dự án Pegasus, Basiago còn tự coi mình là "người khám phá cuộc sống trên Hỏa tinh ". Ông cho hay trong những năm 1980, bản thân đã dịch chuyển đến Hỏa tinh như là một trong những đại sứ của Trái đất.

Tại một số thời điểm trong nhiệm vụ Hỏa tinh, ông đã gặp khủng long, đặc biệt là một con Plesiosaur (loài thú đầu rắn, thân thằn lằn). Như thể những con khủng long ăn thịt người trên Hỏa tinh chưa đủ giật gân, Basiago còn nói rằng trong số những người đã dịch chuyển đến Hỏa tinh giống như mình vào những năm 1980 còn có Tổng thống Barack Obama.

My tung bi mat thi nghiem du hanh thoi gian va dich chuyen tuc thoi? hinh anh 3

Loài thú thân thằn lằn đầu rắnPlesiosaur màBasiago nói rằng đã gặp trên Hỏa tinh. Ảnh: Dinosaur Picture.

Theo Basiago, ông Obama đã đi bằng một cái tên khác trong khi tham gia dự án này. Đó là Barry Soetoro. Theo các nhà nghiên cứu, ông Obama thực sự sử dụng cái tên này trong bảng điểm đại học khi còn theo học Đại học Occidental, Los Angeles.

Tuy nhiên, những câu chuyện của Basiago dường như chỉ nhằm phục vụ cho mục tiêu chạy vào Nhà Trắng của ông vào năm 2016. Nỗ lực này đã thất bại, song Basiago cho hay sẽ tiếp tục tranh cử tổng thống vào năm 2020.

Theo Zing

Pháp lắp súng laser cho vệ tinh để phòng thủ không gian

Pháp lắp súng laser cho vệ tinh để phòng thủ không gian

Đây là lời khẳng định cho tuyên bố về việc thành lập Lực lượng không gian của nước Pháp. Những vệ tinh nano sẽ được Pháp phóng lên nhằm bảo vệ các lợi ích chiến lược ngoài không gian.